Category Archives: Uncategorized

70 từ vựng chủ đề giao thông cơ bản người Việt phải biết

Bộ từ vựng này sẽ giúp bạn có thể chỉ đường một cách thành thạo với người nước ngoài nếu như “chẳng may” phải làm hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ.

Từ vựng tiếng Anh chủ đề giao thông

Ninja – lead (n): Những thành phần đi xe cần tránh

Brainless driver (n): Trẻ trâu xa lộ

Puncture (n): Thủng xăm

Car wash (n): Rửa xe

Driving test (n): Thi bằng lái xe

Traffic (n): Giao thông (nói chung)

Vehicle (n): Phương tiện giao thông

Roadside (n): Lề đường

Car hire (n): Xe cho thuê

Toll (n): Lệ phí qua đường hoặc qua cầu

Toll road (n): Đường cao tốc có thu phí

Motorway (n): Xa lộ/ đường cao tốc

Parking ticket (n): Vé đỗ xe

Driving lincence (n): Bằng lái xe

Garage (n): Ga ra

Second-hand car (n): Xe mua cũ

Bypass (n): Đường vòng

Swerve (n): Ngoặt xe

Reverse gear (n): Số lùi

Learning driver (n): Người tập lái

Passenger (n): Khách bộ hành

Driving instructor (n): Giảng viên dạy lái xe

Pedestrian crossing (n): Vạch sang đường

Turning (n): Chỗ rẽ, chỗ quay xe

Accident (n): Tai nạn

One way street (n): Đường một chiều

Road (n): đường phố

Roundabout (n): Bùng binh (hay còn gọi là vòng xuyến)

Car park (n): Bãi đỗ xe

Flat tire (n): Lốp xịt

Driving lesson (n): Buổi học lái xe

Traffic jam (n): Tắc đường

Breathalyser (n): Dụng kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở

Traffic warden (n): Nhân viên kiểm soát việc đỗ xe

Parking meter (n): Máy tính tiền đỗ xe (ở Việt Nam chưa có)

Signpost (n): Biển báo

Skid (v): Trượt bánh xe

Brake (v): Phanh gấp

Accelerate (v): Tăng tốc

Petrol/Gas station (n): Trạm xăng

Kerb (n): Mép vỉa hè

Road sign (n): Biển chỉ đường

Fork/ T-junction (n): Ngã ba

Speeding fine (n): Phạt tốc độHọc từ vựng tiếng Anh chủ đề giao thông

Driver (n): Tài xế

Tire presser (n): Áp suất lốp

Traffic light (n): Đèn giao thông

Speed limit (n): Giới hạn tốc độ

Level crossing (n): Đoạn đường ray tàu hỏa giao với đường bộ

Oil (n): Dầu

Diesel (n): Dầu diesel

Petrol (n): Xăng

Unleaded petrol (n): Xăng không chì

Petrol pumping (n): Bơm xăng

Stall (v): Làm chết máy (với xe côn)

Ring road (n): Đường vành đai

Change gear (n): Đẩy số

City map (n): Bản đồ thành phố

Mechanic (n): Thợ máy

Slow down (v): Giảm tốc độ

Spray (n): Bụi nước

Dual carriageway (n): Xa lộ hai chiều

Parking space (n): Chỗ đỗ xe

Multi-storey car park (n): Bãi đỗ xe nhiều tầng (Ở Việt Nam chưa có)

Trên đây là bộ những từ vựng cơ bản nhất về chủ đề giao thông. Học tiếng Anh không hề khó, chỉ cần bạn dành ra vài phút mỗi ngày để xem qua chút từ vựng là sau 6 tháng có thể giao tiếp thành thạo rồi.

 

Các mẫu câu tiếng Anh theo chủ đề ”Chào tạm biệt”

Chào tạm biệt trong tiếng Anh có rất nhiều cách để nói, không phải chỉ quanh quẩn ”Goodbye” hay “See you later” đâu nhé! Nếu bạn còn băn khoăn về các mẫu câu khi tạm biệt nhau thì bài viết này chính xác dành cho bạn đấy!

1. Khi thông báo chuẩn bị rời đi

Khi bạn chuẩn bị đi khỏi, phép lịch sự là hãy thông báo nó cho những người đang tham dự ở đó.

  • I have to leave here by noon. (Tôi phải rời khỏi đây vào buổi trưa.)
  • Is it okay if we leave your home at 9pm? (Có không sao nếu chúng tôi rời khỏi nhà bạn lúc 9 giờ tối?)
  • Would you mind if I leave the dinner before it ends? (Anh có phiền nếu tôi rời khỏi bữa ăn tối trước khi nó kết thúc không?)

Bạn cũng có thể dùng những mẫu câu sau để thông báo chuẩn bị rời đi trong các trường hợp mang tính thân mật hơn:

  • I got to go now. (Tôi phải đi ngay bây giờ.)
  • I’ll be leaving from the office in 20 minutes. (Tôi sẽ rời văn phòng khoảng 20 phút nữa.)
  • I’m afraid I have to head off now. (Tôi e là tôi phải rời đi ngay.)

mẫu câu tiếng anh theo chủ đề chào tạm biệt

Mẫu câu tiếng anh theo chủ đề chào tạm biệt

2. Chào tạm biệt

Cách chào tạm biệt thông thường:

  • Good-bye. (Chào tạm biệt)
  • Bye. (Tạm biệt.)
  • Bye for now! (Giờ thì tạm biệt nhé!)

Tuy nhiên trong những trường hợp trang trọng, bạn nên sử dụng một trong những mâu câu sau trước khi chính thức nói lời tạm biệt ở trên

  • It was nice meeting you. (Rất vui được gặp anh.)
  • Nice to seeing you. (Gặp lại anh thật vui.)
  • It’s been really nice knowing you. (Rất vui khi biết cô.)

3. Hẹn gặp lại

Sau khi đã chào tạm biệt, bạn sẽ thường nói lời hẹn gặp lại. Trong trường hợp bạn biết chắc sẽ sớm gặp lại người đối thoại, bạn có thể nói:

  • See you. (Hẹn gặp lại nhé.)
  • See you again! (Hẹn gặp lại!)
  • See you tomorrow/next week! (Hẹn gặp anh ngày mai/tuần sau!)

mẫu câu tiếng anh theo chủ đề chào tạm biệt 2

Mẫu câu tiếng anh theo chủ đề chào tạm biệt

Nếu bạn chưa biết chắc ngày có thể gặp lại người đối thoại với mình, bạn nên nói:

  • Stay in touch. (Giữ liên lạc nhé)
  • Keep in touch! (Giữ liên lạc nhé!)
  • Don’t forget to give me a ring! (Đừng quên gọi cho tôi!)
  • Remember to drop me a line! (Nhớ viết thư cho mình đấy!)
  • Talk to you later. (Nói chuyện sau nhé.)
  • Catch up with you later. (Hàn huyên với anh sau.)
  • I hope to see you soon. (Tôi hy vọng gặp lại anh sớm.)
  • If you’re ever in…, come and see me – you’ve got my address. (Nếu anh có dịp ghé qua…, hãy đến gặp tôi – anh có địa chỉ của tôi rồi.)

4. Lời chúc khi tạm biệt

Đôi khi trong những trường hợp xa cách lâu ngày, bạn sẽ muốn gửi lời chúc đến bạn bè/đồng nghiệp của mình. Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:

  • Take care! (Bảo trọng!)
  • All the best, bye. (Chúc mọi điều tốt đẹp nhất, tạm biệt!)
  • Good luck with your… (Chúc may mắn…)
  • Have a good weekend! (Cuối tuần vui vẻ!)
  • I hope everything goes well. (Hy vọng mọi việc tốt đẹp.)
  • I wish you a nice day. (Tôi chúc bạn có một ngày vui vẻ)

Với những mẫu câu này, chúc các bạn sẽ có những lời chào tạm biệt lịch sự, chuẩn xác nhất! Chúc các bạn thành công!

 

50 câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng bạn nhất định phải biết

Tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp thông thường không quá khó để ghi nhớ. Chỉ với 50 cấu trúc dưới đây, bạn không cần dành quá nhiều thời gian mà vẫn có thể sử dụng thành thạo khi cần thiết! Cùng học xem 50 cấu trúc này là gì nhé!

1. What’s up? – Có chuyện gì vậy? 

2. How’s it going? – Dạo này ra sao rồi? 

3. What have you been doing? – Dạo này đang làm gì? 

4. Nothing much. – Không có gì mới cả. 

5. What’s on your mind? – Bạn đang lo lắng gì vậy? 

6. I was just thinking. – Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. – Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi. 

8. It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn. 

9. Is that so? – Vậy hả?

10. How come? – Làm thế nào vậy?

50 cấu trúc tiếng Anh giao tiếp thông dụng bạn nhất định phải biết

11. Absolutely! – Chắc chắn rồi! 

12. Definitely! – Quá đúng! 

13. Of course! – Dĩ nhiên! 

14. You better believe it! – Chắc chắn mà.

15. I guess so. – Tôi đoán vậy.

16. There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.

17. I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.

18. This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!

19. No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).

20. I got it. – Tôi hiểu rồi.

21. Right on! (Great!) – Quá đúng!

22. I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!

23. Got a minute? – Có rảnh không?

24. About when? – Vào khoảng thời gian nào? 

25. I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.

50 cấu trúc tiếng Anh giao tiếp thông dụng bạn nhất định phải biết

26. Speak up! – Hãy nói lớn lên. 

27. Seen Melissa? – Có thấy Melissa không? 

28. So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không? 

29. Come here. – Đến đây. 

30. Come over. – Ghé chơi.

31. Don’t go yet. – Đừng đi vội. 

32. Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau. 

33. Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường. 

34. What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.

35. What the hell are you doing? – Anh đang làm cái quái gì thế kia? 

36. You’re a life saver. – Bạn đúng là cứu tinh.

37. I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.

38. Get your head out of your ass! – Đừng có giả vờ khờ khạo! 

39. That’s a lie! – Xạo quá! 

40. Do as I say. – Làm theo lời tôi.

41. This is the limit! – Đủ rồi đó! 

42. Explain to me why. – Hãy giải thích cho tôi tại sao.

43. Ask for it! – Tự mình làm thì tự mình chịu đi!

44. In the nick of time. – Thật là đúng lúc.

45. No litter. – Cấm vứt rác.

46. Go for it! – Cứ liều thử đi.

47. What a jerk! – Thật là đáng ghét.

48. How cute! – Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!

49. None of your business! – Không phải việc của bạn.

50. Don’t peep! – Đừng nhìn lén!

Với 50 cấu trúc này, các bạn đã có đủ hành trang vững vàng để giao tiếp đời thường nếu có dịp đi du lịch nước ngoài hay gặp gỡ 1 số người bạn ngoại quốc. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

6 Thói quen để bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình mỗi ngày

Không có bí quyết nào để để giỏi tiếng Anh nhanh hơn việc luyện tập và thực hành. Để nâng cấp trình độ ngoại ngữ của mình, bạn phải không ngừng rèn luyện 4 kĩ năng chính: Nghe-Nói-Đọc-Viết.

Nhưng bằng cách nào để có thể sử dụng tiếng Anh mỗi ngày ngay tại Việt Nam? Dưới đây là 6 thói quen cực kì đơn giản, giúp bạn đưa ngoại ngữ vào cuộc sống thường nhật và nâng tầm tiếng Anh của bản thân.

1.Nên hạn chế đọc phụ đề khi xem phim hay các chương trình truyền hình tiếng Anh

Bạn có thể bắt đầu làm quen với việc sử dụng tiếng Anh mỗi ngày bằng cách xem phim hoặc chương trình truyền hình có phụ đề tiếng Anh. Nếu nghe hoặc đọc chưa kịp, hãy tạm ngừng, đọc phụ đề và tiếp tục theo dõi. Khi đã nghe quen tai và đoán được nội dung, bạn có thể tắt phụ đề.

Ngoài ra, bạn cũng có thể căn chỉnh phụ đề chậm hơn mạch phim khoảng 2 giây. Đây là cách giúp bạn tập trung lắng nghe nhiều hơn và có thể kiểm tra lại nội dung ngay sau đó. Sau một thời gian, nếu bạn đã có thể nghe hiểu những đoạn đối thoại đơn giản, hãy bắt đầu hạn chế đọc phụ đề.

2.Sử dụng gương và tập trung vào khả năng nói tiếng Anh lưu loát

 

Mỗi ngày, hãy dành vài phút để luyện nói trước gương. Bạn có thể chọn một chủ đề mình yêu thích hoặc quan tâm, hẹn đồng hồ trong 3 phút và tự phát biểu. Mục đích chính của việc này là rèn luyện thói quen sử dụng ngôn ngữ cơ thể và diễn giải suy nghĩ của mình mà không bị lúng túng hoặc ấp úng.

Càng ấp úng, bạn càng thể hiện sự thiếu tự tin trong lời nói. Vì vậy, hãy tập nói thật trôi chảy. Nếu bạn không nhớ ra một từ tiếng Anh nào đó, hãy tìm cách diễn giải khác.

3. Đọc sách, báo và tạp chí tiếng Anh

Nếu chưa tự tin lắm về khả năng ngoại ngữ của mình, bạn nên bắt đầu từ những quyển sách truyện thiếu nhi đơn giản. Một “mẹo” giúp bạn cảm thấy việc đọc dễ dàng hơn là chọn những quyển sách bạn đã từng đọc bằng tiếng Việt. Quy tắc vàng để duy trì thói quen này chính là: Chỉ đọc những quyển sách bạn thấy thực sự hứng thú. Ngoài ra, nên chọn những quyển phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại của bản thân.

4. Đổi ngôn ngữ trên các thiết bị công nghệ sang tiếng Anh

Khi đọc, một tiến trình phức tạp sẽ diễn ra trong não bộ. Một trong số đó là tìm kiếm tương quan về ý nghĩa giữa các từ bạn thấy. Việc thay đổi ngôn ngữ trên những sản phẩm công nghệ cao mà bạn thường xuyên sử dụng như laptop, điện thoại, TV… là cách hữu ích và thiết thực để tăng vốn từ tiếng Anh. Não bộ sẽ tự động ghi nhớ những từ mới bằng cách liên hệ chúng với những chức năng trên điện thoại hoặc laptop.

5. Tự xây dựng từ điển tiếng Anh cho chính mình

Thường xuyên viết nghĩa và ví dụ của các từ ngữ mới là cách hiệu quả nhất để tăng vốn từ tiếng Anh, không chỉ vậy, việc này còn giúp bạn nhớ lâu hơn và phát âm chuẩn hơn.

Khi “kho từ vựng” đã kha khá, bạn hãy sử dụng để viết nên một đoạn truyện ngắn, đây là dạng bài tập ngữ pháp căn bản nhất có thể giúp bạn học cách xây dựng câu trong tiếng Anh, nhớ nghĩa của từ và cách sử dụng chúng trong những ngữ cảnh khác nhau.

Tùy vào thời gian bạn bỏ ra cho bài tập này mà có thể lựa chọn đưa 10-15 từ vào câutruyện. Đừng quên việc xây dựng cốt truyện có ý nghĩa. Khi đã hoàn thành, bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc nhờ giáo viên đưa ra nhận xét và sửa những lỗi sai.

6. Viết các bình luận trên mạng xã hội bằng tiếng Anh

Các trang mạng xã hội là nơi tuyệt vời để bạn rèn khả năng viết lách của mình. Nếu cảm thấy viết những status 200-300 chữ quá khó, hãy bắt đầu bằng những bình luận ngắn bằng tiếng Anh. Đây là bước đầu để bạn làm quen với việc thể hiện ý kiến của mình qua câu chữ.

 

Muốn giỏi tiếng Anh hơn, hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ. Bạn chỉ cần dành ra mỗi ngày ít nhất 10-15 phút để học tiếng Anh. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra trình độ tiếng Anh của mình đã được cải thiện đáng kể. Bạn sẵn sàng thực hiện 6 điều này từ hôm nay chưa?

 

Phương pháp nghe và nói tiếng Anh hiệu quả

Ngoại ngữ là một trong những công cụ hiện đại và tiện dụng nhất hiện nay trên thế giới. Việc nắm bắt được tốt ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta có thể kết nối được với bất kỳ quốc gia nào và tìm được những cơ hội phát triển tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu về cách học nghe và nói ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất trên thế giới – Tiếng Anh và đưa ra bí quyết học cho mình nhé.

Những vấn đề mà mọi người thường gặp phải khi học tiếng Anh giao tiếp là gì?

Đối với bất kỳ ngôn ngữ nào, việc vận dụng được thành thục và điêu luyện cũng là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất. Tuy nhiên, để có thể đạt được đỉnh cao sử dụng ngôn ngữ hiệu quả như như vậy thì chúng ta thường gặp rất nhiều lỗi và mất rất nhiều thời gian để sửa và luyện tập. Sau quá trình dạy và học tiếng Anh rất nhiều, hiểu được những lỗi mà các bạn hay mắc phải, dưới đây sẽ là sự tổng hợp và lý giải chúng tôi dành cho bạn:

●    Vốn từ không có đủ: Trong giao tiếp, có một vốn từ vựng phong phú là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi bạn không có từ, bạn sẽ không bao giờ biết cách tạo nên câu chữ hoàn chỉnh và chính xác nhất. Chính vì vậy, chuẩn bị cho mình một vốn từ tốt là điều căn bản khi học ngoại ngữ.
●    Khả năng phản xạ yếu: Sau khi đã nắm được vốn từ rộng và mạnh thì khả năng phản xạ ngôn ngữ nhanh, nhạy bén cũng là yếu tố tạo nên một người nói tiếng Anh tốt. Bạn nên luyện tập phản xạ thường xuyên, không chỉ với tiếng Anh mà còn với chính ngôn ngữ mà mình đang nói.

Cách cải thiện khả năng nghe và nói

Sau khi đã nắm được những lỗi mà các bạn thường gặp phải, chắc hẳn bất cứ ai cũng muốn biết về những biện pháp có thể giúp cải thiện khả năng nói. Hiểu được những tò mò cần được giải đáp của các bạn, dưới đây sẽ là một vài thông tin về các biện pháp giúp bạn cải thiện khả năng nghe và nói của mình nhanh chóng, hiệu quả:

●    Thường xuyên nghe tin tức theo các giọng tiếng Anh khác nhau: Nghe tin tức là một trong những cách giúp bạn nâng cao trình độ nhanh nhất. Ở một mẩu tin tức, các bạn vừa có thể nắm được tốc độ nói vừa học được thêm rất nhiều từ ngữ cả về mặt khẩu ngữ và chuyên ngành.
●    Xem các bộ phim tiếng Anh: Xem phim là cách học cực kỳ thoải mái nhưng vẫn rất đảm bảo. Bạn vừa có thể nắm được ngữ điệu lại vừa hiểu được văn hóa các đất nước sử dụng tiếng Anh.
Hy vọng từ thông tin chúng tôi cung cấp bạn sẽ tìm được biện pháp khắc phục cũng như cải thiện khả năng nghe và nói của mình.

 

Sai lầm cơ bản khi học tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay với  độ phủ sóng toàn cầu. Hiện nay, tại Việt Nam, tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học. Nghĩa là ngay từ khi còn nhỏ, các bạn nhỏ đã được tiếp xúc với ngoại ngữ này. Song do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan khiến cho các bạn nhỏ mắc phải nhiều lỗi sai cơ bản. Không chỉ có các bạn nhỏ, rất nhiều người khi học tiếng Anh cũng mắc phải những lỗi sai kinh điểm đó. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những sai lầm cơ bản khi học tiếng Anh nhé.

Quá chú trọng ngữ pháp

Hiện nay, chương trình giáo dục của Việt Nam nhìn chung và giáo dục tiếng Anh nói riêng đều quá hàn lâm, tức là quá coi trọng lý thuyết mà thiếu đi thực hành. Khi học tiếng Anh, mọi người thường chỉ quan trọng vào ngữ pháp. Việc học ngữ pháp không có gì là sai nhưng chỉ chú trọng ngữ pháp mà không trau dồi những kỹ năng khác khiến cho việc học tiếng Anh của bạn chỉ cso thể sử dụng trên giấy mà không thể sử dụng chúng trong cuộc sống thường nhật. Bạn cần kết hợp học ngữ pháp và khẩu ngữ với nhau để có thể tận dụng được kiến thức sách vở vào trong thực tế dễ dàng hơn.

Chỉ học theo sách giáo khoa

Dù học bất kỳ một môn học nào, không chỉ riêng tiếng Anh, việc chỉ học theo kiến thức trong sách giáo khoa chưa bao giờ là đủ. Đặc biệt là khi học ngoại ngữ, kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là nền tảng để bạn phát triển. Bạn cần tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là trong đời sống, trong giao tiếp với người bản xứ, cái bạn học được chính là những thói quen dùng từ, những cụm động từ, tiếng lóng,… đó đều là những kiến thức mà sách giáo khoa không đề cập đến.

Phụ thuộc vào nhà trường và giáo viên

Việc học là của mình, nhà trường hay giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ lối cho chúng ta. Đặc biệt là với các môn ngoại ngữ, trong  đó có tiếng Anh, ngoài năng khiếu, sự hướng dẫn của thầy cô, tự bản thân tìm tòi và học tập là điều quan trọng hơn cả. Bạn có thể tự trau dồi kiến thức, mở mang hiểu biết bằng cách tham khảo các nguồn sách khác nhau, giao lưu tìm hiểu tại các câu lạc bộ ngoại ngữ, tìm cơ hội giao tiếp và học tập với người bản xứ. Chỉ thực sự nỗ lực và quyết tâm bạn mới có thể nâng cao được khả năng ngoại ngữ của bản thân.
Hy vọng với những góp ý trên đây, bạn có thể thay đổi và tạo ra sự tiến bộ trong việc học ngoại ngữ của bản thân.

 

Tất tần tật về cấu trúc so sánh hơn kém trong tiếng Anh

1. So sánh kém – Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

  • Công thức: Not so /Not as + adj + as + S (vật thể được so sánh)

Ex: He is not as tall as his brother. (Anh ta không cao bằng anh trai của anh ấy)

My book is not as thick as yours book. (Sách của tôi không dày bằng sách của bạn)

I am not as handsome as him. (Tôi không đẹp trai bằng anh ta)

I wish my presentation is not as bad as yours. (Tôi hy vọng là bài thuyết trình của tôi không tệ như của bạn)

I hope you are not as naughty as your brother. (Mẹ muốn con không nghịch ngợm như anh trai của con)

2. So sánh hơn – Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

  • Với tính từ ngắn: Adj_er + than + S (vật thể được so sánh)

Ex: She is taller than her sister. (Cô ấy cao hơn cả chị cô ấy)

This flower is prettier than the others. (Bông hoa này đẹp hơn những bông hoa còn lại)

His book is thinner than your book. (Sách của anh ấy mỏng hơn cả sách của bạn)

Those pictures in that art gallery are uglier than these. (Những bức tranh trong nhà tranh kia xấu hơn những bức tranh này)

In scientific statics, a panther runs faster than a horse. (Theo số liệu khoa học, con báo thường chạy nhanh hơn cả con ngựa)

At this moment I feel angrier than ever. (Lúc này tôi cảm thấy cáu hơn bao giờ hết)

I hope my presentation will be better than mine the last time. (Tôi hy vọng bài thuyết trình này của tôi tốt hơn bài lần trước)

  • Với tính từ dài: More + adj + than + S (vật thể được so sánh)

Ex: She is more beautiful than her mother. (Cô ấy xinh đẹp hơn mẹ cô ấy)

The Earth is now more polluted than it was 100 years ago. (Trái Đất đang trở nên ô nhiễm hơn so với nó 100 năm trước)

I think I am more handsome than you. (Tôi nghĩ tôi đẹp trai hơn anh)

This advertising pattern looks more attractive than the others. (Mẫu quảng cáo này trông thu hút hơn những cái còn lại)

Her performance was more amazing than we expected. (Màn trình diễn của cô ấy tuyệt vời hơn chúng tôi mong đợi)

3. Phân biệt “tính từ ngắn” và “tính từ dài” – Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

  • Tính từ ngắn: Là những tính từ có 2 âm tiết trở xuống, khi biến đổi trong mẫu câu so sánh, những tính từ đó được thêm đuôi “er” ở đằng sau. Chẳng hạn như:

Tall – Taller,

Pretty – Prettier,

Large – Larger,

Fast – Faster,

Ugly – Uglier,

Happy – Happier

  • Tính từ dài: Là những tính từ có 3 âm tiết trở lên và một số trường hợp có 2 âm tiết nhưng vẫn được coi là tính từ dài. Khi biến đổi, chúng ta chỉ cần thêm từ “more” ở trước tính từ đó là được.

Beautiful – More beautiful

Handsome – More handsome (“Handsome” có 2 âm tiết)

Attractive – More attractive

Complex – More complex

Trên đây là toàn bộ lý thuyết về cấu trúc so sánh hơn kém trong tiếng Anh. Bạn đọc hãy học thật cẩn thận phần này vì đây có thể nói là cấu trúc rât phổ biến khi giao tiếp và làm bài tập.

 

Top 10 động từ tiếng anh được người bản ngữ sử dụng hàng ngày

Để nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ, ngoài cách phát âm, bạn còn phải chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ. Người Việt thường có thói quen lặp lại máy móc những từ được dạy ở lớp mà đôi khi, người bản ngữ lại hiếm khi sử dụng chúng khi giao tiếp.

Dưới đây là 10 động từ tiếng Anh được người bản ngữ sử dụng thường xuyên hiện nay, có thể giúp bạn “nâng cấp” vốn từ của mình.

1/ (to) binge-watch

Động từ này có nghĩa là xem liên tục 1 bộ phim dài tập, hết tập này đến tập khác.

Ví dụ:

Last night, my brother binge-watched Game of Thrones.

2/ (to) ride shotgun

Động từ “ride shotgun’ được dùng khi bạn ngồi vào ghế trước của xe ô tô, cạnh tài xế.

Ví dụ:

Please mom, let me ride shotgun today!

3/ (to) photobomb

“Photobomb’ là hành động xuất hiện đằng sau người khác khi họ đang chụp ảnh và thực hiện những hành động đùa cợt hài hước.

Ví dụ:

That guy just photobombed us.

4/ (to) blank someone

Khi bạn nhìn thấy một người bạn không thích hoặc không muốn bị làm phiền, bạn liền phớt lờ và xem như chưa nhìn thấy họ. Hành động này được diễn tả bằng động từ “blank someone”.

Ví dụ:

I saw my ex-girlfriend yesterday but I blanked her.

5/ (to) instagram something

Động từ thú vị này chỉ vừa xuất hiện gần đây khi ứng dụng Instagram trở nên phổ biến hơn. “Instagram something” được sử dụng khi bạn nhìn thấy một thứ thú vị, bạn chụp ảnh và đăng lên trang instagram của mình.

Ví dụ:

Oh god! I’m going to instagram that London bus right away! It’s so beautiful! It’s so London!

6/ (to) people watch

Động từ (to) people watch được dùng để nói về hành động ngồi yên và quan sát người khác ở nơi công cộng như ở quán cà phê, nhà hàng, công viên….

Ví dụ:

I love people watching when I go to a new city.

7/ (to) cringe

Động từ “cringe” được dùng khi ai đó cảm thấy thực sự xấu hổ hoặc kì quặc trong một tình huống nào đó.

Ví dụ:

She felt herself cringe with embarrassment at the memory.

8/ (to) pre-order

Trước khi một công ty tung ra một sản phẩm nào đó như sách, điện thoại, máy ảnh… bạn có thể đặt trước (pre-order) để trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu chúng.

Ví dụ:

My boyfriend pre-ordered 2 tickets for us to go to Ed Sheeran’s concert.

9/ (to) dab

Đây cũng là một động từ mới xuất hiện trong tiếng Anh. (To) dab là một điệu nhảy đặc biệt và đơn giản, người nhảy cúi đầu xuống một khuỷu tay đang gập đồng thời giơ cánh tay còn lại lên cao.

Ví dụ:

Dad! Stop dabbing! You’re too old to dance!

10/ (to) autocorrect

Tuy mới xuất hiện nhưng động từ này không hề xa lạ với những bạn trẻ trong thời đại công nghệ. (To) autocorrect là tự động sửa lỗi về từ ngữ hoặc ngữ pháp khi đánh máy trên máy tính hoặc điện thoại.

Ví dụ:

Disable autocorrect so you can see your mistakes and find your weak spots.

Sự thay đổi và phát triển của xã hội, khoa học và công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen sử dụng ngôn ngữ của mọi người và tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Để thực sự giao tiếp lưu loát và tự tin, bạn cần cập nhật các từ vựng hiện đại, như 10 từ được đề cập phía trên, thường xuyên và học cách sử dụng chúng trong từng ngữ cảnh.

5 bí kíp học giao tiếp hiệu quả

Những gì bạn sắp được biết dưới đây là “bí kíp” tôi đã dung cho mình và dạy học viên trong nhiều năm qua. Bạn sắp học được những cách vận dụng kho thời gian eo hẹp nhằm nói được tiếng Anh trôi chảy và lưu loát. Đây là phương pháp này giúp bạn nói được tiếng Anh một cách dễ dàng và ít tốn thời gian hơn cả. Mỗi ngày bỏ ra 30p thôi, chỉ mất khoảng 5-6 tháng mà thông thường người khác mất tới 2-5 năm.

Bế tắc trong một việc bạn sẽ bế tắc trong rất nhiều việc khác, không giỏi tiếng Anh bây giờ 2 năm nữa chắc chắn bạn sẽ phải hối hận! Chỉ 2- 3 năm nữa thôi khi đất nước bước vào thời kì mở cửa hội nhập, tiếng Anh sẽ chính là chìa khóa để bạn vươn tới thành công. Vậy nên đừng để mình trở nên lạc hậu hay ra trường rồi mới lóc cóc đi học. Hãy học tiếng Anh từ bây giờ !!!

HỌC TIẾNG ANH, CHƯA BIẾT GÌ THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Có một sự thật bất ngờ là, phần lớn chúng ta khi mới học tiếng Anh giao tiếp đều thấy người ta nói tiếng Anh rất nhanh. Mình đã nghe không có kịp họ nói, không biết phát âm từ đó như thế nào? Sao mà hiểu và giao tiếp lại được?

Chúng ta đều đã mất rất nhiều năm học tiếng Anh ở trường mà vẫn không thể giao tiếp được, cho dù chỉ là những câu đơn giản. Đơn giản bạn đang đi ngược lại với khoa học và học sai phương pháp khi mới học một ngôn ngữ thôi. Con người phát triển khả năng nghe hiểu và tiếng nói trước, rồi mới tới đọc và viết.

Bạn có nhớ hồi mình còn bé mình đã học nói như thế nào không? Tất nhiên là không :D. Còn quan sát những đứa trẻ học nói thì hẳn sẽ thấy điều này. Những đứa bé học nghe đầu tiên, sau đó bắt chước, quan sát và nhại lại rồi biến những câu từ nghe được thành của mình. Đúng thế, điều đó có nghĩa, nghe mới là bước đầu tiên để nói thành công một ngôn ngữ.

Điểm thú vị là khi học nghe, bạn sẽ tự cải thiện được từ vựng, ngữ pháp, đồng thời cải thiện được khả năng phát âm và ngữ điệu tự nhiên. Đây chính là cốt lõi quan trọng nhất trong phương pháp này, hãy học như một đứa trẻ : Nghe – Nhại lại– Quan sát– biến thành của mình. Nếu bạn làm được như thế, bạn đã có con đường ngắn nhất để thành công trong việc chinh phục việc nói tốt bất kì ngôn ngữ nào. Rồi đây là tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Hàn…thậm chí là tiếng Lào, tiếng Campuchia bạn vẫn có thể nhanh chóng nói được trôi chảy. Ok, tiếp tục với con đường học tiếng Anh đã nhỉ 😀

Đây chính là lộ trình bạn cần, học tiếng Anh như một đứa trẻ sẽ là trình tự học các kĩ năng Phát âm & Nghe – Nói – Đọc – Viết. Người Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng quá lớn bởi ngôn ngữ thứ nhất dẫn dến việc phát âm tiếng Anh vô cùng tồi tệ. Chúng ta sẽ không thể nghe được nếu chúng ta phát âm sai. Khi chúng ta nghĩ rằng từ này phát âm thế này, nhưng thực ra người nước ngoài lại phát âm thế kia, thì hiển nhiên là chúng ta sẽ không hiểu họ nói gì dù đó là một từ chúng ta vốn đã biết từ lâu. Vậy thì hiển nhiên là những từ chúng ta nói ra với phát âm sai, họ sẽ không hiểu. Nếu biết cách phát âm thì việc nhại theo người bản ngữ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế, phát âm chuẩn là nền tảng tuyệt vời của việc học tiếng Anh.

Sự thật là học tiếng Anh không hề khó. Thử thách duy nhất cho chúng ta tìm cho mình một cách học hợp lý. Khi đó ,học ngoại ngữ sẽ trở nên dễ dàng đến kinh ngạc.

“BÍ KÍP” HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP LÀ ĐÂY?

1. HỌC TỪ VỰNG:

Bạn có phải đã từng học từ vựng theo cách này không? Mỗi ngày học vài từ trong từ điển, ghi vào đâu đấy rồi ngày mai lại tiếp tục ôn lại và học thêm từ mới. Nhưng như vậy không hiệu quả lắm do những từ được học không thông dụng và khó nhớ.

Làm thế nào bây giờ? Bạn nên chọn những từ mới là những hoạt động, đồ vật xung quanh, những động từ, tính từ quen thuộc, những từ hàng ngày cần dùng để học trước. Đừng quên một bước quan trọng đó là vận dụng thật nhiều những từ vựng vừa mới học được, bắt đầu từ việc đặt câu với các từ mới đó. Vd: gặp bạn gái, “I love you” hoặc “today, you are very beautiful”, cô ấy sẽ cười tít mắt lên ấy và bạn có động lực học rồi phải không 😀

Có 3 cách học ứng với 3 nhóm người: (1) những người học tốt nhất qua thị giác, (2) những người học tốt nhất qua thính giác, (3) những người học tốt nhất qua cử chỉ, vận động. (Các bạn sẽ được test trước khi bắt đầu học tại Wow)

 – Đối với bạn học dễ dàng hơn bằng thị giác:  Nhớ rõ hơn những thông tin dưới dạng hình ảnh. Khi muốn học từ vựng, bạn cần hình tượng hóa từ mới đó ra bằng mọi cách, ví dụ như dán từ mới đó vào đồ vật tương ứng, viết ra nhiều lần để nhớ mặt chữ, dán những từ mới vào những nơi dễ thấy để có thể nhìn nhiều lần. Nếu ai có năng khiếu có thể vẽ ra nghĩa những từ mình vừa học. Bằng cách này các bạn có thể thư giãn trong khi học từ mới vì được làm điều mình thích. Các bạn cũng có thể học bằng cách đọc sách báo, đọc tài liệu, và nên đọc các chủ để chuyên sâu, cùng một chủ đề, như vậy sẽ có vốn từ của một mảng nhất định.

– Đối với bạn học dễ dàng hơn bằng âm thanh: Nhớ rõ hơn những thông tin dưới dạng âm thanh. Khi muốn học từ mới, bạn cần được nghe từ các nguồn như radio, thậm chí google dịch, phim, thời sự, hay ghi âm lại người khác đọc. Và đọc theo cốt để tai bạn nghe được những từ vừa học thật nhiều lần, nghe càng nhiều sẽ càng nhớ lâu. Bạn nên học bằng cách nghe nhạc, nghe đài, và là những người có lợi thế khi học ngoại ngữ. Cần lưu ý nghe những tài liệu nghe đời sống, tránh những đoạn kể truyện vì trong đó những từ được sử dụng sẽ không thông dụng.

– Đối với bạn học dễ dàng hơn bằng cử chỉ, vận động: Vận động khi học từ. Bạn có thể nhắm mắt, vẽ từ lên không trung và tưởng tượng từ đó trong đầu khi vẽ. Một cách học thú vị là học cùng bạn bè, thảo luận, chơi game về từ vựng để nhanh nhớ bài. Bạn cũng có thể học qua máy tính và internet, dùng máy tính hay điện thoại di động gõ từ mình cần học. Với những khái niệm cụ thể, khi học bạn nên diễn đạt bằng hành động hay chạm vào chúng nếu có thể.

2. HỌC NGHE:

Cách học nghe hiệu quả nhất luôn là cách đơn giản nhất: nghe thật nhiều và thật nhiều. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành phản xạ tự nhiên khi nói.

Bắt đầu có thể chọn những đoạn nghe trong các sách vẫn có ở giáo trình học trên trường, bật bằng di động hoặc laptop và dùng headphone nghe. Bởi khi nghe bằng headphone thì sẽ có thể nghe rõ hơn. Lưu ý, nên nghe những đoạn ngắn như bản tin ngắn, bản tin sáng, thời sự, xem phim hay chương trình truyền hình. Hoặc vui hơn, bạn cũng có thể nghe bài hát, nhưng lưu ý khi nghe nhạc sẽ có những âm không còn như chuẩn mực mà sẽ có sự thay đổi, do đó đây chỉ là một cách để thư giãn.

3. HỌC NÓI, GIAO TIẾP:

Trước tiên, khi học từ mới và nghe cách phát âm chuẩn, học viên nên bắt chước đọc theo, “nhại” lại từ đó. Thậm chí khi học nghe, khi các bạn xem phim, nghe radio, nếu thấy có từ nào đó họ phát âm khác với mình, học viên hoàn toàn có thể nhại lại để chỉnh sửa phát âm cho mình.

Tất nhiên là nên chọn nơi có môi trường tiếng Anh chuẩn để giao tiếp, và nhấn mạnh là phải chuẩn, vì  môi trường không chuẩn sẽ làm hỏng tiếng Anh của bạn. Một cách khá hữu hiệu là đi làm thêm tại những môi trường nước ngoài, có thể tại một trung tâm tiếng Anh nào đó chẳng hạn. Bởi tại đó, họ sẽ có thói quen chỉnh sửa tiếng Anh cho nhân viên, còn đi cafe hoặc ra các khu đi dạo có thể sẽ làm phiền du khách và họ sẽ không giúp được nhiều cho chúng ta.

Một cách mà tôi đã làm hơn 10 năm là nói một mình:  vừa có thể học nói và vừa có thể học phản xạ sử dụng ngoại ngữ. Tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với một ai đó, và nói những gì mình muốn nói. Khi bạn chuẩn bị có những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, hãy tập nói trước, tưởng tượng rằng mình đang ở đó, luyện cả cách biểu cảm, ngữ điệu, ngôn từ. Đừng có ngại gì cả, trông điên điên ư? Không sao, nếu ngại tìm nơi ít người để tập. Hoặc kệ đi, 99,99% người trên thế giới không biết điều đó đâu bạn của tôi ạ.

Có thêm lưu ý thế này, tất cả khi nào chúng ta chuẩn bị có sự giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách tập nói một mình thành tiếng, để chính tai của mình nghe được lời của mình để có thể tự chỉnh sửa. Nhớ ghi âm lại đó. Các bạn có thể tập ở nhà, những lúc ở một mình như lái xe, đi bộ.

4. HỌC NGỮ PHÁP:

Có thể nói đây là thứ mà các bạn cần nhiều thời gian tự học một mình nhất, đó là tự đọc sách ở nhà. Mỗi khi học bất kỳ cấu trúc câu nào mới, các bạn hãy tập đặt câu với mẫu câu mới đó, và cố gắng sử dụng trong giao tiếp hằng ngày để có thể nhớ lâu hơn.

Lần nữa, bạn có thể học các mẫu câu kết hợp từ vựng bằng cách lên mạng đọc các bài báo hoặc bài luận ngắn về một vấn đề gì đó, đọc nhiều bài khác nhau. Bằng cách này chúng ta có thể vừa có hiểu biết về một vấn đề, vừa có vốn từ về mảng, lĩnh vực đó và vừa học được ngữ pháp mà không hề căng thẳng.

Có một bí mật nhiều bạn không biết, mà ghi nhớ 12 cấu trúc ngữ pháp vốn rất đơn giản. Tại Wow, khóa ngữ pháp chỉ có 3 buổi thôi, các bạn ấy đã có thể nhớ rõ cách áp dụng 12 cấu trúc đó trong văn nói rõ ràng. Bí mật là hãy vẽ sơ đồ cây nó ra, nghĩ và hiểu 2 nguyên tắc logic nhớ mà trong buổi miễn phí của Wow, bạn có thể yêu cầu giảng viên giúp đỡ điều này.

5. HỌC PHẢN XẠ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ:

Cuối cùng, đây là mấu chốt để học tiếng Anh giao tiếp được trôi chảy, sau khi bạn đã làm đều đặn những điều trên. Khi không có được điều này, thường người học nói tiếng Anh sẽ cảm thấy cứng họng khi nói, nghe không kịp và không biết sắp xếp câu từ cho ý mình muốn truyền đạt.

Làm thế nào để có được khả năng này? Tuy khó chấp nhận, nhưng đây là một trong những thứ duy nhất các bạn rất khó tự học. Các bạn có thể học qua một chút bằng cách xem phim và nhại lại như đã nói ở phần 3, nhưng cách hữu hiệu nhất vẫn là đưa mình vào một môi trường tiếng Anh chuẩn để ép chúng ta phải sử dụng tiếng Anh, một nơi mà chúng ta không thể sử dụng tiếng Việt, và kết quả là chúng ta sẽ có phản xạ sử dụng tiếng Anh. Hoặc bạn có thể lựa chọn cho mình một trung tâm tiếng Anh có cường độ nghe và tương tác nhiều.

 

 

 

Bí kíp học tiếng Anh cho người mất căn bản

Nhiều người học tiếng Anh vẫn cho rằng qua tuổi 20 còn mất căn bản tiếng Anh thì rất khó học lại cho tốt, và nếu tình trạng đó tiếp diễn đến quá 25 thì coi như…vô phương cứu chữa. Với lịch trình đầu tắt mặt tối của cuộc sống đô thị bận rộn, làm thế nào để tự tin làm chủ tiếng Anh dù đã qua “tuổi ăn tuổi học”? Trong bài viết này, Wall Street English xin mách nhỏ với bạn một số phương thức vừa đơn giản vừa hiệu quả, biến tiếng Anh thành một phần tự nhiên trong cuộc sống và giúp bạn “làm lại từ đầu” cùng ngôn ngữ này.

Để giữ quyết tâm, hãy bắt đầu hành trình của bạn từ việc đơn giản nhất: thay đổi ngôn ngữ trong các phương tiện bạn sử dụng mỗi ngày. Thời gian đầu, có thể bạn sẽ hơi lúng túng nhưng một khi đã dùng quen, đây là cách vô cùng tiện lợi để làm quen với tiếng Anh. Thao tác thay đổi ngôn ngữ cũng rất đơn giản:

– với hệ điều hành iOS: Settings (Cài đặt) -> General (Cài đặt chung) -> International (Quốc tế) -> Ngôn ngữ (Language) -> English -> Done (Hoàn thành)

– với hệ điều hành Android: Settings (Cài đặt) -> More (Nhiều hơn) ->Language and Input (Ngôn ngữ và bàn phím) -> Language (Ngôn ngữ) ->English

– với trình duyệt Chrome: Settings (Cài đặt) -> Show advanced settings (Hiển thị cài đặt nâng cao) ->Language and Input settings (Cài đặt ngôn ngữ và nhập liệu) -> English

2.Cập nhật tin tức bằng tiếng Anh

Mới bắt đầu làm quen lại với tiếng Anh, bạn hãy chọn thể loại graded readers của các nhà xuất bản nổi tiếng như Oxford, Penguin Readers…Đây là loại sách được biên soạn đặc biệt, phù hợp cho trình độ của từng người đọc. Dần dà khi vốn từ đã khá hơn, bạn có thể chuyển sang đọc báo, tạp chí, tiểu thuyết bằng tiếng Anh.

3.Nghe nhạc và podcast

Nghe và nói là hai nguyên nhân chính khiến nhiều người mất căn bản và từ bỏ tiếng Anh. Để tránh đi vào vết xe đổ của nhiều người học khác, bạn có thể tham khảo những bài nghe qua podcast. Chỉ cần nhập từ khóa “ESL podcast”, bạn sẽ tìm thấy muôn vàn đoạn audio ngắn được thiết kế cho người học tiếng Anh, có thể tải trực tiếp bằng điện thoại thông minh.

Và đã nói về luyện nghe thì không thể không nhắc đến âm nhạc. Ngoài giai điệu, chú ý hơn đến lời tiếng Anh giúp bạn có cái nhìn hoàn toàn mới về những bài hát yêu thích của mình.

4.Đâu nhất thiết chỉ là xem phim

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh xem phim là một trong những cách thư giãn và hiệu quả nhất để học ngoại ngữ và Wall Street English chắc chắn bạn cũng đã từng thử phương pháp này. Tuy nhiên, hãy mở rộng thói quen ra cả các TV series nổi tiếng như How I Met Your Mother, Grey’s Anotomy, Friends.

Sở dĩ trước đây bạn thất bại là vì cố gượng ép bản thân xem phim và nghe lời thoại mà chẳng hiểu được gì. Thay vì vậy, cứ chọn một bộ phim, chương trình bạn yêu thích, xem với phụ đề tiếng Anh và xem đó như cách mình tự thưởng cho bản thân vào dịp cuối tuần. Khi đã quen với ngôn ngữ trong phim, bạn có thể tắt phụ đề nhằm nâng cao kỹ năng nghe của mình.

5.Đi du học giữa lòng thành phố

Phần đông người Việt Nam bị mất căn bản tiếng Anh là do chỉ học theo trường lớp và không ứng dụng thường xuyên vào cuộc sống. Thế nên điều cuối cùng bạn nên lưu tâm khi bắt đầu lại là tìm ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, ví dụ như mạnh dạn nộp đơn xin việc vào công ty đa quốc gia, hay tham gia câu lạc bộ Anh ngữ với những chủ đề thực tiễn, đa dạng.

Trong trường hợp lựa chọn trung tâm Anh ngữ để tái khởi động, bạn cũng đừng quên tìm hiểu xem trung tâm ấy có tạo được ngay cả sau giờ học, hoặc tổ chức các sự kiện, hội thảo cho phép bạn thực tập tiếng Anh với mọi người. Đây chính là chìa khóa giúp bạn không lặp lại sai lầm, tiếp thu tiếng Anh hiệu quả hơn trước đây và nâng cao cả kỹ năng, vốn kiến thức cần thiết để thăng tiến trong cuộc sống.