Monthly Archives: January 2019

Những từ loại cơ bản trong tiếng Anh bạn nên biết

1. Trạng từ (Adv) trong tiếng Anh

Trạng từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,…

Những Trạng từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá…

Trạng từ đứng sau động từ, tính từ
Những Trạng từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Ví dụ: lắm, được, qua…

Trạng từ đứng trước động từ, tính từ
Những Trạng từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

Ví dụ: đã, rất, cũng, chưa, đừng,…

Bài chi tiết: Trạng từ trong tiếng Anh

2. Động từ (V) trong tiếng Anh

Động từ tình thái Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,…

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật, Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,…

Tôi đang đi bộ.

Bài chi tiết: Động từ trong tiếng Anh cần biết 

3. Tính từ (Adj) trong tiếng Anh

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, tệ,….

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,…

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,…

Bài chi tiết: Tính từ trong tiếng Anh

4. Danh từ (N) trong tiếng Anh

Danh từ chỉ đơn vị: Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam, ki -lô-mét, xăng-ti-mét,… Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút…

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng…

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

Ví dụ: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng…

Danh từ chỉ sự vật: Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

Ví dụ: Giáo viên, bút, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm,…

Danh từ chung: Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá, tôm, thôn, xóm, làng, xe, thầy cô,…

Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,…

Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,…

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: con, cái, quyển

Bài chi tiết: Danh từ trong tiếng Anh cần biết

5. Giới từ (Prep) trong tiếng Anh

Bài chi tiết: Giới từ trong tiếng Anh
Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

Ví dụ: Của (quyển sách của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),…

Những gợi ý có thể bạn quan tâm:

Trợ động từ trong tiếng Anh và bài tập thực hành (CÓ ĐÁP ÁN)

Những cấu trúc được áp dụng với động từ thường gặp nhất

 

 

Tổng hợp các dạng so sánh trong tiếng Anh

Câu so sánh trong tiếng Anh là gì?

So sánh trong tiếng anh có 3 cấu trúc chính là: so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh hơn nhất. Ngoài ra còn có so sánh kém và so sánh kép.

So sánh có thể áp dụng với cả tính từ và trạng từ.

Trong các cấu trúc so sánh, có một điểm ta cần chú ý đó là cần phân biệt rõ tính từ, trạng từ của câu. Mục đích của việc phân biệt để so sánh là tính từ, trạng từ dài hay ngắn. Từ đó áp dụng đúng cấu trúc so sánh trong tiếng Anh.

Các dạng so sánh trong tiếng Anh

1. So sánh bằng trong tiếng Anh

a. Cách sử dụng:

Dùng để so sánh 02 người, sự vật, sự việc, hiện tượng với nhau.

b. Cấu trúc so sánh bằng:

  • Khẳng định (positive): 

S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun

  • Phủ định (negative): 

Khi câu so sánh bằng ở dạng phủ định thì “as” thứ nhất sẽ được thay bằng “so”.

S + V + not + so/as + adj/adv + N/Pronoun

Ví dụ:

  • She is as beautiful as her sister.
  • He is not as tall as his friend.

Lưu ý:

  • Sau “as” là một đại từ nhân xưng chủ ngữ, không phải là một tân ngữ.
  • The same…as >< different from…
  • Danh từ cũng có thể được dụng để so sánh nhưng phải đi kèm với các tính từ tương đương.

S + V + the same + (noun) + as + noun/ pronoun

Ex: 

  • My house is as high as his.
  • My house is the same height as his.

2. So sánh hơn/kém trong tiếng Anh

a. Cách sử dụng:

Sử dụng để so sánh giữa 02 người, sự vật, sự việc, hiện tượng.

Với loại so sánh này ta sẽ chia ra làm 02 loại:

  • Với tính từ ngắn (có 01 vần)
  • Với tính từ dài (có 02 vần trở lên)

b. Cấu trúc so sánh hơn trong tiếng Anh:

  • Tính từ ngắn (Short Adj):

Với trường hợp này ta chỉ cần thêm đuôi “er” vào sau tính từ hoặc phó từ ngắn.

S + V + adj/adv + er + than + N/pronoun

Lưu ý:

Với tính từ có âm tận cùng là “y” thì phải đổi thành “i” thêm “er” và nó bị coi là tính từ ngắn.

Ex:

  • pretty => prettier
  • happy => happier

Trong trường hợp tính từ ngắn có 1 nguyên âm kẹp giữa 02 phụ âm tận cùng thì phải gấp đôi phụ âm cuối để tránh thay đổi cách đọc.

  • Tính từ dài (Long Adj):

Trong trường hợp tính từ và phó từ dài (02 âm tiết trở lên) ta thêm more/less.

S + V + more/less + adj/adv + than + N/pronoun

Ví dụ:

  • He is taller than his father.
  • She speak English more fluently than her friend.

Lưu ý:

  • Sau “than” phải là đại từ nhân xưng chủ ngữ, không phải là tân ngữ

S + V +adj/adv + more/less + adj/adv + than + noun/ pronoun

  • Khi so sánh một vật hoặc một người với tất cả người hoặc vật còn lại thì ta phải thêm “else” sau anything/anybody.

Ex: She is smarter than anybody else in the class.

  • Để nhấn mạnh thêm ta có thể thêm much/far trước tính từ của câu.

Ex: She speaks English much more rapidly than she does Spanish.

  • Ở mệnh đề quan hệ, chủ ngữ sau “than“/”as” có thể bỏ được nếu 2 chủ ngữ trùng nhau.
  • Các tân ngữ có thể bị loại bỏ sau các động từ ở mệnh đề sau “than” và “as

3. So sánh nhất trong tiếng Anh

a. Cách sử dụng:

Sử dụng để so sánh trong một đám nhiều người, sự vật, sự việc, hiện tượng. (Từu 03 người hoặc 03 vật trở lên).

b. Cấu trúc so sánh hơn nhất trong tiếng Anh:

  • Tính từ ngắn (Short adj):

Thêm đuôi “est” ở sau tính từ và phó từ trong câu.

S + V + the + adj/adv + est + N/pronoun

  • Tính từ dài (Long adj):

Thêm most hoặc least trước tính từ so sánh.

S + V + the most + adj/adv + N/pronoun

Lưu ý:

  • Dùng giới từ “in” với danh từ số ít.
  • Sử dựng giới từ “of” với danh từ số nhiều.
  • Thành ngữ: One ò the + so sánh nhất + noun => noun là số nhiều, động từ chia ở số ít.
  • Một số tính từ tuyệt đối không được dùng so sánh hơn nhất: Unique, extreme, perfect, top, prime, primary, absolute, supreme.

Ví dụ:

  • She is the most beautiful girl I have ever seen.
  • This is the longest river in the world.

Ngoài 3 cấu trúc so sánh chính trên, Boston English sẽ giới thiệu với các bạn thêm một số loại so sánh trong tiếng Anh nữa: So sánh kém và So sánh kép, so sánh bội:

Một số loại so sánh trong tiếng Anh:

1. So sánh kém trong tiếng Anh:

Cấu trúc: S + not so/ not as + adj + as + ……

Ví dụ:

Quang is 1.7 metres tall. Hung is 1.6 metres tall. Hung is not so tall as Quang.

2. So sánh kép trong tiếng Anh:

Cấu trúc 1: the comparative + S + V…, the comparative + S + V…

Ví dụ:

  • The more you learn, the more you know.
  • The sooner you start, the earlier you arrive.

Cấu trúc 2: the more + S + V, the comparative + S + V

Ví dụ:

  • The more you study, the smarter you will become.
  • The more exercises you do, the better you understand the lesson.

Cấu trúc 3: Khi so sánh với cùng một tính từ

S + V + adj + er + and + adj + er

S + V + more and more + adj

Ví dụ: The weather gets colder and colder.

3. So sánh bội trong tiếng Anh:

Đó là dạng so sánh về số lần: một nửa (half), gấp đôi (twice), gấp ba (three times)…

Ở dạng so sánh này, chúng ta sẽ sử dụng so sánh bằng và phải xác định được danh từ là đếm được hay không đếm được.

Cấu trúc: S + V + multiple numbers + as + much/many/adj/adv + (N) + as + N/pronoun.

Ví dụ:

  • The bicycle costs three times as much as the other one.
  • Mary types twice as fast as I do.

*) Lưu ý: twice that many/twice that much = gấp đôi ngần ấy… chỉ được dùng trong văn nói, không được dùng trong văn viết.

Ví dụ:

  • We have expected 80 people at that rally, but twice that many showned up. (twice as many as that number).

Một số lưu ý khi dùng cấu trúc so sánh

  • Một số tính từ có 2 âm tiết nhưng có tận cùng là “y, le, ow, er” khi sử dụng ở so sánh hơn hay so sánh hơn nhất nó áp dụng cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn.

Ví dụ:

Happy -> happier -> the happiest

Simple -> simpler -> the simplest

Narrow -> narrower -> the narrowest

Clever -> cleverer -> the cleverest

  • Một số tính từ và trạng từ biến đổi đặc biệt khi sử dụng so sánh hơn và so sánh hơn nhất.

Trên đây là một số loại so sánh trong câu tiếng Anh mà Boston muốn gửi tới các bạn. Rất dễ hiểu phải không nào! Hi vọng bài viết trên đây của Boston English sẽ hữu ích với tất cả mọi người.

Nếu bạn là người bận rộn. Bạn không có thời gian cho việc học từng bài về ngữ pháp tiếng AnhNhưng lại muốn giao tiếp thành thạo tiếng Anh trong 02 tháng ngắn ngủi? Vậy bạn nhất định không được bỏ qua thông tin hữu ích này của chúng tôi. Hãy tự mình khám phá nhé, còn rất nhiều điều hữu ích đang chờ đợi bạn ở đằng sau.

 

 

 

Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 trong tiếng Anh – Công thức, cách dùng và bài tập

Câu điều kiện là loại câu được sử dụng thông dụng phổ biến trong tiếng Anh, bao gồm: câu điều kiện loại 0, loại 1, loại 2, loại 3.

Trong bài học này cô Hoa sẽ chia sẻ cho các rất đầy đủ công thức, cách dùng phân biệt cho từng câu điều kiện cùng với bài tập để các bạn rèn luyện nắm chắc kiến thức lý thuyết câu điều kiện. Hi vọng bài học này sẽ giúp ích cho bạn nâng cao trình độ tiếng Anh hiệu quả nhé!

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

  • Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
  • Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains – I will stay at home. Phân tích ví dụ này sẽ có mệnh đề điều kiện: If it rains (nếu trời mưa) – mệnh đề chính: I will stay at home ( tôi sẽ ở nhà)

Loại

Công thức

Cách sử dụng

0

If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh  Điều kiện diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên
1 If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V

– Ví dụ: If the weather is nice, I will go swimming tomorrow.

 Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai
2 If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V

– Ví dụ: If I were you, I would follow her advice.

 Điều kiện không có thật ở hiện tại
3 If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/Ved

 – Ví dụ: If I had studied the lessons, I could have answered the questions.

 

 Điều kiện không có thật trong quá khứ
4 If + S + had + V3/Ved, S + would + V

– Ví dụ: If she hadn’t stayed up late last night, she wouldn’t be so tired now.

 

Lưu ý: Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.

I. Câu điều kiện loại 1: 

1. Khái niệm câu điều kiện loại I.

  • Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

2. Cấu trúc – Công thức của câu điều kiện

If clause

Main clause

If + S + V s(es)…

S + will / can/ may + V1 (won’t/can’t + VI)

Hiểu cách khác trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).

  • Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
  • Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.

3. Cách dùng câu điều kiện loại 1:

Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.

Ví dụ:

  •  If I find her address, I’ll send her an invitation. ( Nếu tôi tìm được địa chỉ của cô ấy, tôi sẽ gửi lời mời tới cô ấy) => Đổi vị trí 2 mệnh đề quan hệ:  I will send her an invitation if I find her address.)
  • If John has the money, he will buy a Ferrari. (Nếu John có nhiều tiền, anh ấy sẽ mua chiếc Ferrari)

Các ví dụ khác cho câu điều kiện loại 1:

  1. If Caroline and Sue prepare the salad, Phil will decorate the house.
  2. If Sue cuts the onions for the salad, Caroline will peel the mushrooms.
  3. Jane will hoover the sitting room if Aaron and Tim move the furniture.
  4. If Bob tidies up the kitchen, Anita will clean the toilet.
  5. Elaine will buy the drinks if somebody helps her carry the bottles.

II. Câu điều kiện loại 2:

1. Khái niệm:

  • Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại

2. Công thức: 

 

If clause Main clause
If + S + V-ed /V2…

To be: were / weren’t

 

S + would / could / should + V1 (wouldn’t / couldn’t + V1)

Ví dụ:– Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bang thái cách (past subjunctive), động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại (simple conditional). Chú ý: Bàng thái cách (Past subjunctive) là hình thức chia động từ giống hệt như thì quá khư đơn, riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.

  • If I had a million USD, I would buy a Ferrari. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.)  hiện tại tôi không có
  • If he had more time, he would learn karate. (  Nếu anh có nhiều thời gian, anh sẽ học karate.) ⇐ thời gian không có nhiều
  • She would spend a year in the USA if it were easier to get a green card. Cô ấy sẽ dành một năm ở Mỹ nếu dễ dàng có được thẻ xanh). ⇐ thực tế để lấy được thẻ xanh của Mỹ rất khó
  • If I lived on a lonely island, I would run around naked all day. (Nếu tôi sống trên một hòn đảo cô đơn, tôi sẽ khỏa thân chạy quanh cả ngày.) ⇐ thực tế bạn không có hòn đảo nào!

III. Câu điều kiện loại 3

1. Khái niệm về câu điều kiện loại 3:

  • Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
  • Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

2. Cấu trúc câu điều kiện loại 3

If clause

Main clause

lf +S + had + P.P S + would / could / should + have + P.P

Ví dụ:– Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).

  • If the forwards had run faster, they would have scored more goals. (Nếu tiền đạo chạy nhanh hơn, họ sẽ ghi được nhiều bàn thắng hơn.)
  • If it had been a home game, our team would have won the match. (Nếu đó là trận đấu sân nhà, đội của chúng tôi sẽ thắng.)
  • If you had spoken English, she would have understood. (Nếu bạn nói tiếng Anh thì cô ấy đã hiểu)
  • If they had listened to me, we would have been home earlier. ( nếu họ đã nghe lời tôi, chúng ta đã về nhà sớm hơn)
  • would have written you a postcard if I had had your address. (Tôi đã viết cho bạn một tấm bưu thiếp nếu tôi có địa chỉ của bạn)
  • If I had not broken my leg, I would have taken part in the contest. (Nếu tôi không bị gãy chân, tôi sẽ tham gia cuộc thi.)

IV. Những cách khác để diễn đạt câu điều kiện

1. Câu Điều Kiện Diễn Tả Thói Quen Hoặc Một Sự Thật Hiển Nhiên (Câu điều kiện loại 0) 

Câu điều kiện này diễn tả một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc diễn tả một sự thật hiển nhiên, một kết quả tất yếu xảy ra.

Cấu trúcIf + S + V (hiện tại), S + V (hiện tại)

Tất cả động từ trong câu (mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện) đều được chia ở thì hiện tại đơn.

If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì hiện tại đơn giản) => Khi muốn nhắn nhủ ai đó:

  • Ví dụ : If you see Nam, you tell him I’m in Vietnam (Nếu bạn gặp Nam, you hãy nhắn anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé)

If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức) => Dùng khi muốn nhấn mạnh

  • Ví dụ: If you have any trouble, please telephone me though 115 (Nếu bạn có bất kỳ rắc rối nào, xin hẫy gọi cho tôi qua số điện thoại 115)

Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always. Ví dụ:

  • If water is frozen, it expands. (Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.)
  • I usually walk to school if I have enough time. (Tôi thường đi bộ đến trường nếu tôi có thời gian.)
  • If you heat ice, it turns to water. (Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ chảy ra.)
  • If we are cold, we shiver. (Nếu bị lạnh, chúng ta sẽ run lên.)

2. Câu điều kiện Hỗn hợp:

Ngoài công thức áp dụng cho câu điều kiện loại 1, 2 3 thì trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “If”. Câu điều kiện hỗn hợp là mix của các loại câu điều kiện với nhau, ví dụ một số trường hợp được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết:

If she hadn’t stayed up late last night, she wouldn’t be so tired now. (Nếu cô ấy không ở lại muộn vào đêm qua, bây giờ cô ấy sẽ không quá mệt mỏi ) ⇒ Thường có trạng từ đi theo (loại 3+ loại 2: giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại)

If I were you, I would have learned English earlier. (Nếu tôi là bạn, tôi đã học tiếng Anh sớm hơn) ⇒  (loại 2 + loại 3: giả thiết trái ngược với hiện tại nhưng kết quả trái ngược với quá khứ)

3. Câu điều kiện ở dạng đảo:

Lưu ý trong tiếng Anh câu điều kiện Loại 2, loại 3 và loại 2/3 thường được dùng ở dạng đảo. Dùng should, were, had đảo lên trước chủ ngữ (should là dùng trong điều kiện loại 1; were dùng trong loại 2; had dùng trong loại 3)

Ví dụ: Were I the president, I would build more hospitals. Had I taken his advice, I would be rich now. Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ xây thêm nhiều bệnh viện hơn. Nếu tôi lấy lời khuyên của anh ấy, bây giờ tôi đã giàu có.

  • Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + Vo, S + Will +Vo

Ví dụ: Should I meet him tomorrow, I will give him this letter = If I meet him tomorrow, I will give him this letter

  • Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo

Ví dụ: Were I you, I would buy this house = If I were you, I would buy this house.

  • Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved

Ví dụ: Had he driven carefully, the accident wouldn’t have happened. = If he had driven carefully, the accident wouldn’t have happened.

4. Những trường hợp khác trong câu điều kiện:

a. Unless = If…not (Trừ phi, nếu…không)

Ví dụ:  If you don’t study hard, you can’t pass the exam. = Unless you work hard, you can’t pass the exam.

b. Cụm Từ đồng nghĩa: Suppose / Supposing (giả sử như), in case (trong trường hợp), even if (ngay cả khi, cho dù), as long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là) có thể thay cho if trong câu điều kiện

Ví dụ: Supposing (that) you are wrong, what will you do then?

c. Without: không có

Ví dụ  Without water, life wouldn’t exist.

= If there were no water, life wouldn’t exist.

V. Một số biến thể khác của các cụm động từ trong các vế câu điều kiện được dùng phổ biến trong tiếng anh.

1. Câu điều loại I

  •  Đối với trường hợp có thể xảy ra trong tương lai và nhấn mạnh trạng thái diễn ra/hoàn thành của sự việc.

Công thức: If + present simple, future continuous/future perfect.

Ví du: If we leave Hanoi for Hue today, we shall be staying in Hue tomorrow. (Nếu chúng ta rời Hà Nội tới Huế hôm nay, chúng ta sẽ ở Huế vào ngày mai)

If you do your home work right now, you will have finished it in 2 hours’ time. (Nếu bạn làm việc nhà ngay bây giờ, bạn sẽ hoàn thành nó trong 2 giờ)

  •  Đối với trường hợp thể hiện sự đồng ý, cho phép, gợi ý

Công thức: If + present simple, … may/can + V-inf.

Ví dụ: If it stops raining, we can go out. (Nếu trời ngừng mưa, chúng tôi sẽ đi ra ngoài)

  •  Đối với câu gợi ý, khuyên răn, đề nghị hoặc yêu cầu nhưng nhấn mạnh về hành động

Công thức: If + present simple, … would like to/must/have to/should… + V-inf.

Ví dụ: If you go to the library today, I would like to go with you. ( Nếu bạn đi đến thư viện ngày hôm nay, tôi muốn đi với bạn.)

If you want to lose weight, you should do some exercise.

  • Đối với câu mệnh lệnh (chủ ngữ ẩn ở mệnh đề chính)

Công thức: If + present simple, (do not) V-inf.

Ví dụ: If you are hungry, go to a restaurant. (Nếu bạn đói, hãy đi đến nhà hàng.)
If you feel cold, don’t open the door. (Nếu bạn cảm thấy lạnh, đừng mở cửa)

2. Câu điều kiện loại 2

 a. Mệnh đề chính (main clause)

  •  If + past simple, … would/should/could/might/had to/ought to + be V-ing.

Ex. If we left Hanoi for Hue this morning, we would be staying in Hue tomorrow. (Nếu chúng tôi rời Hà Nội vào Huế sáng nay, chúng tôi sẽ ở Huế vào ngày mai)

  •  If + past simple, past simple. (việc đã xảy ra)

Ex. If the goalkeeper didn’t catch the ball, they lost. (Nếu thủ môn không bắt bóng, họ đã thua.)

  •  If + past simple, … would be + V-ing.

Ex. If I were on holiday with him, I would/might be touring Italy now. (Nếu tôi đi nghỉ cùng anh ấy, tôi sẽ / có thể đi lưu diễn tại Ý bây giờ.)

  • If dùng như “as, since, because” có thể kết hợp với động từ ở nhiều thì khác nhau trong mệnh đề chính và không thực sự là một câu điều kiện.

Ex. If you knew her troubles, why didn’t you tell me? . (nếu bạn biết rắc rối của cô ấy, tại sao bạn không nói cho tôi)

b. Mệnh đề phụ (if-clause)

  • If + past continuous, … would/could + V-inf.

Ex. If we were studying English in London now, we could speak English much better. (Nếu bây giờ chúng ta học tiếng Anh ở London, chúng ta có thể nói tiếng Anh tốt hơn.)

  •  If + past perfect, … would/could + V-inf.

Ex. If you had taken my advice, you would be a millionaire now. (Nếu bạn đã lấy lời khuyên của tôi, bây giờ bạn sẽ là một triệu phú)

3. Câu điều kiện loại 3

a. Mệnh đề chính (main clause)

  • If + past perfect, … could/might + present perfect.

Ex. If we had found him earlier, we could have saved his life. (Nếu chúng tôi đã tìm thấy anh ta trước đó, chúng tôi có thể đã cứu sống anh ta.)

  •  If + past perfect, present perfect continuous.

Ex. If you had left HungYen for ThanhHoa last Saturday, you would have been swimming in SamSon last Sunday. (nếu bạn rời Hưng tới Thanh Hoá và chủ nhật tuần trước, có thể bạn sẽ bơi ở biển Sầm Sownv à chủ nhật tuần trước)

  • If + past perfect, … would + V-inf.

Ex. If she had followedmy advice, she would be richer now. (Nếu cô ấy đã làm theo lời khuyên của tôi, bây giờ cô ấy sẽ giàu hơn.)

b. Mệnh đề phụ (if-clause)

  •  If + past perfect continuous, … would + present perfect.

Ex. If it hadn’t been raining the whole week, I would have finished the laundry (nếu trời không mưa suốt cả tuần, tôi đã hoàn thành xong việc giặt quần áo)

VI. CÂU AO ƯỚC VỚI WISH / IF ONLY

Khi học về câu điều kiện, các bạn học thêm về câu ao ước thể hiện ước muốn trong tương lai, hiện tại và quá khứ.

1. Wish trong tương lai

Ý nghĩa:

Câu ước ở tương lai dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai.

Cấu trúc:

S + wish (es) + S + would / could + V1

Ví dụ:

I wish I would be a teacher in the future.

2. WISH ở hiện tại

Ý nghĩa: Câu ước ở hiện tại dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở hiện tại, hay giả định một điều ngược lại so với thực tế.

Cấu trúc:

S + wish (es) + S + V2/ed + …

(to be: were / weren’t)

– Động từ BE được sử dụng ở dạng giả định cách, tức là ta chia BE WERE với tất cả các chủ ngữ.

Ví dụ: I wish I were rich. (But I am poor now).

3. Wish trong quá khứ

Ý nghĩa: Câu ước ở quá khứ dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay giả định một điều ngược lại so với thực tại đã xảy ra ở quá khứ.

Cấu trúc:

Ví dụ:  I wish I had met her yesterday. (I didn’t meet her).

She wishes she could have been there. (She couldn’t be there.)

4. Các cách sử dụng khác của WISH

1. Wish + to V

Ví dụ:  I wish to go out with you next Sunday.

2. Wish + N (đưa ra một lời chúc mừng, mong ước)

Ví dụ:  I wish happiness and good health.

3. Wish + O + (not) to V…

Ví dụ: She wishes him not to play games any more.

 

6 Bí quyết luyện thi TOEIC cấp tốc hiệu quả nhất

Hiện tại có rất nhiều bạn phải luyện thi TOEIC cấp tốc để cần bằng TOEIC phục vụ cho việc đi du học, hay việc làm mới… Khi nhắc đến việc luyện thi TOEIC cấp tốc thì nhiều người nghĩ rằng làm sao mà luyện thi cấp tốc đạt hiệu quả được? 

Trên thực tế các bạn hoàn toàn có thể ôn thi TOEIC cấp tốc trong thời gian ngắn 1,5 – 2 tháng để đạt được target điểm như mong muốn thay vì mất thời gian nhiều hơn thế!  Hiệu quả của việc luyện thi TOEIC cấp tốc còn tùy thuộc vào trình độ, sự cố gắng và phương pháp học đúng của học viên.

Anh ngữ Ms Hoa muốn viết bài viết này để chia sẻ tới các bạn đang cần phải luyện thi TOEIC cấp tốc một số MẸO và LƯU Ý quan trọng cần áp dụng trong quá trình học để đảm bảo luyện thi TOEIC cấp tốc đạt được điểm số mong muốn.

Vậy đâu là bí quyết luyện thi TOEIC cấp tốc hiệu quả?

#1. Việc đầu tiên là bạn phải xác định mục tiêu rõ ràng.

Nếu bạn cần chứng chỉ TOEIC để tìm việc làm, mong muốn có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nhiều hơn thì bạn cần xác định xem mức điểm nào là đạt yêu cầu.

Bạn nên lựa chọn mục tiêu mà bạn có khả năng đạt được. Tránh chọn mục tiêu quá cao, bạn sẽ thất vọng vì vượt quá năng lực của mình. Nhưng nếu quá thấp thì sẽ không phát huy được năng lực vốn có của bản thân.

Thông thường nếu đi tìm việc ở các công ty yêu cầu khá cao về giao tiếp tiếng Anh, Mức điểm TOEIC của bạn cần ít nhất: 600-700. Như vậy bạn có thể dựa vào mục đích thi TOEIC của mình mà đặt mục tiêu điểm thi.

#2.  Bạn hãy lên kế hoạch học tập, luyện thi TOEIC cấp tốc trong thời gian ngắn tầm 1.5-2 tháng, muộn nhất là 3 tháng.

Các bạn cần biết việc trì hoãn thi TOEIC là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hầu hết các thí sinh thi TOEIC bị đánh trượt. Một lời khuyên để bạn có thể quyết tâm là bạn nên đăng ký dự thi trước đó nhiều tháng nhưng bạn nhớ rằng ngày mà bạn quyết định tham gia thi lấy chứng chỉ TOEIC nên là ngày bạn bắt đầu giai đoạn khổ luyện thi TOEIC.

Thông thường nếu bạn có thời gian, và ý thức tự học tốt bạn có thể tự mua sách luyện thi TOEIC về học cũng được. Tuy nhiên do bạn đang cần chứng chỉ gấp, nên để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên áp dụng cả TỰ HỌC và LUYỆN THI TOEIC Ở TRUNG TÂM CHUYÊN LUYỆN THI TOEIC.

Nếu tham gia lớp luyện thi, bạn hãy chọn một giáo viên hướng dẫn đáng tin cậy và hãy chắc chắn rằng bạn phải cảm thấy thoải mái trong lớp. Hãy cùng học với bạn bè, cả trong và ngoài lớp học. Học ôn hàng ngày tại cùng một thời điểm là cách rất hữu ích để giúp bạn nâng cao điểm số. Hãy viết ra bản kế hoạch học tập và ký vào đó.

Sau khi đã hoàn thành việc đăng kí dự thi và phương pháp ôn luyện (tại nhà hoặc trung tâm), bạn cần vạch ra chi tiết hơn những thứ cần tập trung luyện. Dưới đây là gợi ý những phần các bạn cần học:

Reading (đọc) Listening (nghe)
Phần đọc các bạn nên chia thành 2 mục để ôn luyện: NGỮ PHÁP và TỪ VỰNG.

  Ngữ pháp: tùy thuộc vào mục tiêu điểm mà các bạn muốn đạt được để lựa chọn những phần ngữ pháp phù hợp cho việc ôn luyện, tiết kiệm thời gian và còn đúng trọng tâm nữa. Sẽ có các mốc điểm và phần ngữ pháp trọng tâm để ôn, các bạn có thể xem link đính kèm phía dưới để tham khảo.

 Từ vựng: Từ vựng dành cho viêc ôn luyện reading quan trọng nhất là phần xác định từ loại, nắm được các chức năng của từ loai và đặc biệt là phần các cụm từ đồng nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần nghe các bạn cũng chia theo mục tiêu điểm để luyện. Tuy nhiên dù ở mốc điểm nào thì các bạn cũng nên đi theo quy trình laannf lượt sau:

  Luyện nghe part 1 và part 2: đây là hai phần dễ ăn điểm nhất trong bài thi TOEIC. Hai phần này chiếm 40% trong đề thi TOEIC nghe, vì vậy dù mục tiêu thấp hay cao thì hai phần này cũng nên được ôn luyện trước tiên. Mẹo để làm tốt hai phần này là làm bài và tự xây dựng cho mình bộ từ vựng thường xuyên xuất hiện.

➤ Part 3: đây là phần khó nhất trong bài thi vì có các giọng đọc khác nhau, phần thông tin xáo trộn so với thứ tự câu hỏi nên buộc phải nghe và nhớ để chọn đúng đáp án.

➤ Part 4: đây là phần cuối cùng của bài thi nghe cũng là giai đoạn mà thí sinh đã có cảm giác mệt mỏi. Mẹo để làm phần này là nghe kĩ câu hỏi, đọc kĩ các phương án để lựa chọn dễ dàng hơn.

Hai phần part 3 và part 4 là hai phần khó trong đề thi. Các bạn xây dựng cho mình bộ từ vựng về các cụm từ thường hay xuất hiện. Ngoài ra việc luyện nghe hằng ngày, luyện đề và nghe lại có nhìn script là phương pháp hiệu quả cho việc nâng cao điểm số nhanh nhất.

Anh ngữ Ms Hoa trung tâm luyện thi TOEIC số 1 Việt Nam với đội ngũ giáo viên kinh nghiệm DẠY 1 KÈM 1 HỌC VIÊN, xây dựng lộ trình học cấp tốc khoa học và nghiêm ngặt đã đào tạo hàng nghìn học viên luyện thi TOEIC cấp tốc trong thời gian ngắn giúp các bạn tăng 200 – 300 điểm TOEIC trong vòng 1 tháng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tự học TOEIC cấp tốc hãy ngay lập tức đăng ký lớp cấp tốc tại Anh ngữ Ms. Hoa để giúp bạn chinh phục điểm TOEIC như mong muốn trong thời gian ngắn.

#3.  Phân bổ thời gian luyện thi hợp lý. Nắm rõ nguyên tắc làm bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC gồm 7 phần:

TOEIC listening bao gồm: Nghe tranh, Question & Response, Short Conversation, Short Talk; TOEIC Reading gồm: Incomplete Sentence; Text Completion, Reading Comprehension. Mỗi phần thi đều chiếm một số điểm nhất định. Bạn không nên dành thời gian quá nhiều cho một phần nào đó mà xem nhẹ phần khác. Rất nhiều thí sinh dự thi đã mắc sai lầm ở chỗ họ thường tập trung quá nhiều vào phần mà họ cảm thấy thích nhất. Nhưng ngược lại, đây lại chính là phần bạn nên dành ít thời gian nhất.

Thông thường bài nghe sẽ chiếm điểm rất cao. Bạn nên luyện nghe thật nhiều trong lúc luyện thi TOEIC cấp tốc. Điều này vừa giúp bạn tăng phản xạ nghe, tăng cả phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh.

Để phân chia thời gian hợp lý bạn nên chia khoảng thời gian trong một tuần để tập trung vào một phần nào đó mỗi ngày. Phần nào yếu bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho phần đó nhé.

#4. Bổ trợ, tăng vốn từ vựng trong TOEIC

Một nguyên nhân chính khiến nhiều bạn không đạt được mục tiêu trong kì thi TOEIC là vốn từ vựng hạn chế. Vào cái ngày bạn quyết định sẽ dự thi TOEIC, bạn cần ý thức được rằng mình là “một cuốn từ điển trống”.  Hãy dùng một quyển notebook và ghi lại tất cả những từ mới bạn thấy khi bạn luyện nghe TOEIC; hay làm các bài tập Reading. Bạn sẽ chỉ cần nhớ những từ trong văn cảnh, hoàn cảnh sử dụng nó. Với mỗi mục từ, hãy viết các từ ra notebook và vận dụng vào câu văn. Đến cuối tuần, bạn có thể viết một bức thư ngắn hoặc bài luận….và hãy sử dụng càng nhiều từ mới càng tốt.

Thực ra từ vựng TOEIC không quá nhiều như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần ghi nhớ và lưu lại những từ vựng bạn thấy hay xuất hiện lúc bạn luyện thi TOEIC Cấp tốc. Hãy nhớ học theo cụm từ, học theo chủ đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn bạn nghĩ đó.

Bạn cũng nên học các thành ngữ, tục ngữ, cách diễn đạt mà người bản ngữ hay dùng để vận dụng vào môi trường làm việc sau này nữa.

#5. Xác định những điểm yếu của bản thân, và cách khắc phục những điểm yếu đó lúc luyện thi TOEIC cấp tốc

Sau khi luyện thi TOEIC được một thời gian, bạn sẽ nhận ra những phần nào mà mình thấy khó khăn nhất.  Hãy tập trung cải thiện điểm yếu đó.

Ví dụ bạn yếu về từ vựng TOEIC, hãy tìm cách bổ sung. Nếu bạn yếu về kỹ năng nghe, hãy nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, nghe trước khi đi ngủ, khi nấu ăn, hoặc hãy ghi chép chính tả đoạn hội thoại bạn nghe được, nghe trên các trang web luyện thi TOEIC online như Anhngumshoa.com chẳng hạn.

Có những phần ngữ pháp nhất định mà rất nhiều học viên thường vướng mắc. Nếu bạn đang tham gia lớp luyện thi, hãy nhờ giáo viên giao thêm bài tập giúp bạn luyện kỹ phần đó. Nếu là tự ôn, hãy tìm những cuốn sách tham khảo đáng tin cậy giúp bạn giải quyết câu hỏi của mình. Trên mạng Internet có rất nhiều nguồn có thể giúp ích được cho bạn tại các website tiếng Anh hay như Ms Hoa TOEIC, English Test Store….

#6.  Nếu không thể tự học được hãy chọn học trung tâm TOEIC

Khi lựa chọn học TOEIC cấp tốc, chắc hẳn các em đang muốn cần gấp chứng chỉ TOEIC phục vụ cho công việc, đủ điều kiện ra trường… Để chắn chắn các em có điểm TOEIC kịp thời điểm thì cô khuyên các em nên lựa chọn học TOEIC cấp tốc tại trung tâm luyện thi TOEIC. Khi học các trung tâm các em sẽ được thầy cô hướng dẫn chi tiết và định hướng học trong thời ngắn đạt kết quả tốt nhất.

Tại Anh ngữ Ms Hoa mở khóa học Toeic Cấp Tốc được thiết kế nhằm giúp các học viên có nhu cầu Luyện thi Toeic trong một thời gian ngắn (2 tuần – 1 tháng hoặc tùy thuộc vào yêu cầu thời gian của học viên) đạt được mục tiêu điểm như kì vọng.

 

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC CHỨNG CHỈ TOEIC

1. TOEIC là bước đệm hoàn hảo dẫn tới những chứng chỉ tiếp theo

Có bao giờ bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc ôn luyện thi IELTS hay TOEFL bởi vì điểm lên không nhanh ? Có bao giờ bạn cảm thấy mình cố mãi nhưng kết quả vẫn dậm chân tại chỗ?

Đây là tình trạng chung của những người học đồng thời 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Nhiều bạn học viên có tâm sự rằng để tăng được 0.5 trong band điểm của bài thi IELTS, bạn ấy phải rèn luyện vài tháng trời “Mình thật sự mệt mỏi và không có động lực học tập” (Một bạn học IELTS chia sẻ).

Nhưng điều này không xảy ra với những bạn học tập trung chủ yếu vào 2 kỹ năng. Luyện nghe và đọc trước sẽ dễ hơn là việc nhồi nhét kiến thức tổng hợp về tất cả 4 kỹ năng. Bài thi TOEIC hướng tới tâm lý này của các thí sinh.

Theo các bạn học viên đã lấy chứng chỉ TOEIC thì khi đó chính tấm bảng điểm trong tay là động lực khiến bạn ấy có thể tiếp tục kiên trì với mục tiêu của mình. Nghĩ tới việc đã hoàn thành một cột mốc thì các bạn lại có quyết tâm để hoàn thành những cột mốc tiếp theo.

2. Chứng chỉ TOEIC phục vụ giao tiếp hàng ngày

Mục tiêu cơ bản của nhiều bạn trẻ trong quá trình học tiếng anh chính là để có thể tự tin trong giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài. Đây chính là lý do tại sao chứng chỉ TOEIC ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng trao đổi về ngoại ngữ. Điểm khác biệt lớn nhất của TOEIC so với IELTS và TOEFL đó chính là chứng chỉ TOEIC hướng tới kiến thức thực tế để áp dụng vào cuộc sống và công việc. Còn IELTS và TOEFL thì đào sâu về tiếng anh để phục vụ cho mục đích học thuật và nghiên cứu là chính.

Thay vì học những ngôn ngữ học thuật khô khan và hiếm khi sử dụng trong đời sống hàng ngày, TOEIC lồng ghép vào bài thi những cuộc hội thoại và những mẫu văn bản mà bạn có thể gặp hàng ngày. Từ đó việc tiếp cận với tiếng Anh từ ban đầu dễ hơn rất nhiều .

Những kiến thức và kỹ năng này không chỉ giúp giải quyết công việc hiệu quả và độc lập hơn, mà còn hỗ trợ đắc lực cho sự thăng tiến của bản thân.

3. Bạn có thể tiếp cận được với các doanh nghiệp hàng đầu

Nếu bạn đang việc làm hay muốn ứng tuyển tại một công ty đòi hỏi khả năng tiếng Anh , đây là một kỳ thi phù hợp. Chứng chỉ TOEIC hiện đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia trên thế giới với hơn 7 triệu bài thi/năm và là bài thi uy tín nhất được hơn 14.000 tổ chức sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế.

Đa số các công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam yêu cầu các người ứng cử một văn bằng hoặc chứng chỉ TOEIC. Ngoài những kỹ năng chuyên môn cần có trong khi xin việc, có một tấm chứng chỉ TOEIC sẽ giúp bạn có lợi thế hơn rất nhiều so với những ứng cử viên khác. Vô hình chung, bạn đã chinh phục được nhà tuyển dụng ngay từ bước nộp CV này.

4. Chứng chỉ TOEIC đánh giá chính xác khả năng giao tiếp của bạn trong môi trường doanh nghiệp.

TOEIC là một kỳ thi không có điểm đỗ hay trượt, mà chỉ đơn thuần là chứng nhận mức độ thành thạo tiếng Anh của người dự thi. Hiện nay, với việc tổ chức bài thi với 2 kỹ năng là nghe và đọc, TOEIC có tổng điểm tối đa là 990 điểm chia đều cho 2 kỹ năng. Mỗi mức điểm cụ thể phản ánh năng lực sử dụng tiếng Anh của người dự thi như sau:

  • Toeic 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • Toeic 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • Toeic 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • Toeic 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • Toeic 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ

Giờ thì bạn đã thấy được sự “lợi hại” của tấm bằng Toeic rồi chứ, nếu bạn muốn biết đâu là nơi học toeic hiệu quả nhất hãy click vào link bên bên cạnh nhé

Cấu trúc thay đổi mới nhất của đề thi TOEIC không thể bỏ qua

1. Chứng chỉ TOEIC và những điều cần biết

TOEIC là một chứng chỉ được công nhận tại nhiều quốc gia nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.

Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch. Kết quả này có hiệu lực trong 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

>>> Xem thêm: TOEIC

2. Lịch sử hình thành TOEIC

Dề TOEIC được thiết kế dựa trên cơ sở tiền thân của nó là chương trình trắc nghiệm TOEFL. Ở nước ta, TOEIC bắt đầu được tổ chức thi từ năm 2001 thông qua đại diện là IIG Việt Nam, được ưa thích và phổ biến rộng rãi hơn khoảng 5 năm sau đó.

Và tính đến nay, sau hơn 35 năm, ETS đã tổ chức kiểm tra cho rất nhiều lượt người tham dự trên khắp thế giới.

Chương trình thi TOEIC được xây dựng và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục (ETS – Educational Testing Service), Hoa Kỳ – một tổ chức nổi tiếng và uy tín chuyên cung cấp các chương trình kiểm tra trắc nghiệm như TOEFL, GRE, GMAT… theo đề nghị từ Liên đoàn Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế Nhật Bản – MITI (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – METI) vào năm 1979.

3. Cấu trúc mới nhất của đề thi TOEIC

Tổng thời gian hoàn thiện TOEIC là 120 phút (2 tiếng). Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu) gồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút.

  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.
  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.

Chứng chỉ TOEIC không đòi hỏi kiến thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà chỉ tập trung với các ngôn từ sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Mỗi câu hỏi điều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D hoặc có 3 phương án A – B – C để thí sinh chọn. Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình.

Chi tiết về nội dung và những thay đổi của từng phần thi có thể tham khảo tại đây

>> chứng chỉ TOEIC

>> Sách ôn luyện TOEIC cực hiệu quả Starter TOEIC

>> 6 bí kíp luyện thi TOEIC cấp tốc

 

 

[Ngữ pháp cơ bản] những điều cần biết về giới từ

1. Giới từ – Khái niệm cơ bản không thể bỏ qua

Trong tiếng Anh, giới từ (preposition) là một thành phần phụ được dùng khá phổ biến trong câu để giúp người nói, người viết diễn đạt được thái độ, mong muốn của mình tới người nghe.

Sử dụng giới từ giúp nhấn mạnh ý nghĩa của câu hơn, giúp truyền đạt ý của người nghe hiệu quả hơn, giới từ được đặt vào câu sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa những điều được đề cập trong câu ấy.

Ví dụ, trong câu “The dog sleeps on the sofa” (Con chó ngủ trên ghế sofa), từ “on” là một giới từ, giới thiệu 1 danh từ thứ 2 có trong câu “on the sofa”

>>> Xem thêm: 3 giới từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất

Xem thêm chia sẻ về tránh bẫy giới từ của cô Hoa từ Anh ngữ ms Hoa

2. Nhưng giới từ thường gặp và cách sử dụng

Dưới đây là 4 loại giới từ thường gặp trong tiếng Anh được tienganhchonguoidilam1.wordpress.com tổng hợp và gửi tới các bạn.

Bảng dưới đây sẽ tổng hợp giúp các bạn các trường hợp sử dụng và vị trí của từng giới từ này.

1) Giời từ chỉ thời gian: – At: vào lúc (thường đi với giờ) – I get up at 6.00

– On: vào (thường đi với ngày) – The book on the table

– In: vào (thường đi với tháng, năm, mùa, thế kỷ) – On my birthday, on Saturday

– Before: trước – Before my mother came home, my father had watered all the plants in the garden

– After: sau – After David had gone home, we arrived

– During: (trong khoảng) đi với danh từ chỉ thời gian – I fell asleep during the film

2) Giời từ chỉ nơi chốn: – At : tại (dùng cho nơi chốn nhỏ như trường học, sân bay…) – The teacher is at the desk

– In : trong (chỉ ở bên trong) , ở (nơi chốn lớn thành phố, tỉnh ,quốc gia, châu lục…)

Coffee 2 in 1, I’m working in Hanoi

– On, above, over : trên – The cat sleeps above the box

3) Giời từ chỉ sự chuyển dịch: – To, into, onto : đến, tiếp cận và tiếp xúc bề mặt,ở phía ngoài cùng của vật, địa điểm

I go into the garden, the boat was driven onto the rocks

– Across : ngang qua – A bird is flying across

– Along : dọc theo – I knew it all along

– Round, around, about: quanh – a round voyage Halong bay

4) Giới từ chỉ thể cách: – With: với- I’m shopping with my brother

– Without: không, không có- to travel without a ticket

– According to: theo – according to the archives, he was born in Paris

– In spite of : mặc dù – In spite of eating KFC regularly Giang remained slim

– Instead of : thay vì – I’ll have coffee instead of tea

Xem thêm về giới từ chỉ thời gian trong TOEIC nhờ chia sẻ của cô Hoa – anh ngữ Ms Hoa

Nguồn tham khảo: Giới từ – thành phần phụ trong câu – anhngumshoa 

 

 

Từ vựng thường gặp trong đề thi toeic

Trong quá trình tự luyện thi toeic nhiều bạn chia sẻ rằng thật khó đạt được điểm cao trong part 1 bởi vì phần này có quá nhiều từ mới. Không những vậy, Toeic part 1 không chỉ đòi hỏi thí sinh phải có lượng từ vựng phong phú mà còn yêu cầu khả năng nghe hiểu tốt và kỹ năng làm bài nhanh để chọn được đáp án chính xác. Chính vì áp lực đó mà nhiều thí sinh cảm thấy run sợ và bị tâm lý ở phần thi này.

Để giúp các bạn đạt được kết quả tốt nhất trong bài thi toeic đặc biệt là ở phần thi nghe đầu tiên. Do vậy , bên cạnh tuyệt chiêu làm bài toeic part 1 mình xin gửi kèm bạn danh sách 100 từ “kinh điển” hay xuất hiện trong phần thi này. Các bạn hãy tham khảo và đưa vào kho tàng từ vựng mà bạn đang sở hữu nhé. Nào, chúng ta bắt đầu cùng nhau chinh phục đỉnh cao part 1 Toeic thôi!

4 chủ đề từ vựng Toeic part 1 bắt buộc phải biết

Để làm tốt phần thi này, các bạn bắt buộc phải tăng cường vốn từ vựng ở các chủ đề hay xuất hiện trong bài thi Toeic dưới đây:

  • Chủ đề miêu tả tranh một người & nhiều người
  • Chủ đề miêu tả về đồ vật
  • Chủ đề về thiên nhiên, phong cảnh

Cách học từ vựng toeic hiệu quả đối với part 1 nói riêng và toeic nói chung đó là bạn nên sử dụng phương pháp mindmap- bản đồ tư duy để hệ thống vốn từ vựng của mình. Cách học này sẽ giúp bạn nhớ được từ lâu và sâu hơn rất nhiều. Ví dụ đối với chủ đề là người, bạn hãy thử tư duy xem chúng ta có thể kết nối được những chủ đề nào? Các từ vựng liên quan ra sao?

Đó có thể là các từ vựng liên quan đến chủ đề:

  • nghề nghiệp ( boss, assistant, secretary, doctor, singer…) ,
  • ngoại hình ( tall, fat, thin…),
  • hành động của các nhân vật ( pouring the cup, search books, shaking hands)…

Phần này trí tưởng tượng của bạn càng phong phú thì tư duy ngôn ngữ của bạn càng tốt và lượng từ vựng của bạn càng nhiều.

 

 

 

4 chủ điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng anh

Ngữ pháp trong tiếng Anh có nhiều những vẫn có giới hạn nhất định. Với những ai mới làm quen với ngoại ngữ, chắc chắn sẽ có rất nhiều kiến thức phức tạp để học nhưng 4 chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản dưới đây là không thể bỏ qua:

  1. Mạo từ:

“a, an,the” chính là mạo từ ( articles) trong tiếng anh. Có rất nhiều người dù đã quen với 3 từ này nhưng không hề biết chúng là mạo từ. Mạo từ trong tiếng Anh thường đứng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định. Do đó, vai trò của mạo từ cực kì quan trọng trong câu.

Khi mới làm quen với  tiếng Anh nếu bỏ quan điểm ngữ pháp cơ bản này, học sinh rất dễ mất căn bản về sau.

  1. Danh từ:

Khỏi phải nói, danh từ là bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một câu và là chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất. Nếu không có danh từ, sẽ không có tính từ hay mạo từ. Phân biệt được danh từ sẽ giúp bạn dùng câu dễ dàng hơn trong trong giao tiếp với người nước ngoài, vì một từ trong tiếng Anh có thể có nhiều nghĩa hoặc cả một họ từ. Ngoài ra để cho các em dễ học, có những mẹo nhỏ giúp phân biệt loại từ nhờ vào âm cuối.

Ví dụ:

Danh từ thường có âm cuối tion, sion,ment…(nation,question, pavement)

Tính từ thường có âm cuối able, ous, ive…(comparable, dangerous,attractive)

  1. Tính từ:

Cũng tương tự như danh từ, tính từ sử dụng thường xuyên trong tiếng Anh. Tính từ dùng để bổ trợ cho danh từ hay miêu tả chi tiết hơn về đặc tính, màu sắc, chức năng của sự vật. Tính từ có hai loại chính là tính từ chức năng và tính từ vị trí. Tùy vào từng trường hợp mà sử dụng loại tính từ khác nhau.

Khi học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về tính từ cần chú ý đến vị trí tính từ trong câu. Đây là ngữ pháp được chú ý nhất khi học tính từ. Khác với tiếng Việt, tính từ có thể sử dụng tự dọ trước danh từ, nhưng ngữ pháp tiếng Anh phân loại và vị trí của tính từ trước 1 danh từ.

  1. Trạng từ:

Trạng từ cũng là một điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản mà người mới học cần biết. trạng từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay một trạng từ khác. Trong một câu, trạng từ có thể có hoặc không. Trạng từ trong tiếng Anh được chia làm nhiều loại như trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, mức độ thường xuyên…. Thông thường, chúng ta thường nghĩ những từ có âm “ ly” cuối cùng là trạng từ nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ mà chúng ta cần biết.

Vẫn còn khá nhiều những điểm ngữ pháp tiếng Anh căn bản chưa được đề cập đến. Vậy sao các bạn không cùng đóng góp ý kiến của mình để bài viết thêm phong phú nào?

 

 

 

Kỹ năng làm bài phần Reading Toeic hiệu quả nhất

Phần thi Reading TOEIC gồm có 3 phần là part 5, part 6 và part 7. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân bố thời gian hợp lý, chiến thuật làm bài cho từng phần này.  Chúng tôi sẽ gợi ý ngay cho bạn các kỹ thuật đầy đủ cho một phần thi Reading TOEIC hoàn chỉnh.

1. Part 5, 6 càng nhanh càng tốt (12 phút)

Với 52 câu hỏi trong phần này, bạn chỉ có tối đa là 30 giây mỗi câu để làm thôi. Tuy nhiên không phải câu này cũng dành trọn 30 giây vì các câu có độ khó khác nhau.

* Áp dụng quy tắc 2 cửa

– Cửa 1: Xử đẹp câu dễ trước với tốc độ cực cao – tối đa 10 giây/câu

Trong phần 5 này, có những câu rất dễ, dễ đến mức nhìn vào là biết câu trả lời ngay! Những câu tương tự như vậy có rất nhiều trong phần 5 & 6 và rất dễ để tìm ra đáp án chính xác. Nhiệm vụ của chúng ta là đừng mất nhiều thời gian để suy nghĩ những câu này, chỉ cần nắm rõ những điểm sau là nhìn vào ra ngay đáp án:

+ Nếu câu trả lời có 4 đáp án cùng 1 gốc từ => xác định ngay loại từ, cách chia động từ đúng là ra ngay.

– Cửa 2: Chiến đấu với câu khó, khó quá bỏ qua – tối đa 30giây/câu

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ những câu dễ với tốc độ chóng mặt, chúng ta trở lại chiến đấu với những câu khó. Những câu khó hơn trong phần này thường xoay quanh:

+ Chọn to infinitive hay là gerund => cái này tuy khó mà dễ, chỉ cần thuộc danh sách động từ theo sau là to infinitive hay là gerund là chiến đẹp!

+ Câu chọn cụm động từ (phrasal verb) => học nhiều, làm nhiều thì quen.

+ Câu kiểm tra từ vựng, 4 đáp án với 4 từ vựng lạ hoắc => Học thật nhiều tự vựng theo chủ đề, nên nhai như cháo: 600 từ cần thiết cho TOEIC.

* Chú ý: KHÓ QUÁ CHO QUA!

Đây là câu thần chú hiệu quả để bạn đảm bảo được tối đa 30giây/câu. Đối với những câu kiểm kiến thức về cụm động từ hoặc từ vựng mới, nếu bạn biết thì sẽ làm được, không biết thì ngồi dòm mãi cũng không làm được. Chiến thuật tốt nhất: loại những đáp án biết chắn chắn sai (nếu loại được), và chọn đại thật nhanh trong số còn lại!

2. Cách làm part 7 TOEIC nhanh bằng việc chia mốc thời gian làm 2

Một trong những khó khăn mà đa số những bạn thí sinh gặp phải là không kịp thời gian làm phần 2 đoạn văn các lý do sau:

– Phần 2 đoạn văn thường dài và khó.

– Mất quá nhiều thời gian ở phần 1 đoạn văn.

– Khi đọc tới phần 2 đoạn văn thì đã mệt mỏi và chán nản, không còn sức đọc tiếp.

Do đó, giải pháp đặt ra là chia làm hai mốc thời gian rõ rệt cho phần 1 đoạn văn và 2 đoạn văn, thêm vào đó là chúng ta đảo ngược trình tự làm bài

– 20 phút đầu: Đọc từ câu 200 trở xuống đến câu 180 (phần 2 đoạn văn).

– 30 phút sau: Đọc từ câu 152 trở lên đến câu 179 (phần 1 đoạn văn).

+ Nhớ kỹ công thức tạo thành câu kinh điển trong tiếng Anh: S + V + O.

Nếu áp dụng chuẩn quy tắc phân bổ thời gian ở phần 5 & 6 thì tới phần 7 bạn sẽ còn tròn 60 phút để chiến với 48 câu lại. Để chắc ăn thì tối đa mỗi câu hỏi chỉ có 60 phút để trả lời. Suy ra:

– Đối với 1 đoạn văn => tối đa 3 phút.

– Đối với 2 đoạn văn => tối đa 5 phút.

Khi làm bài theo trình tự này, chúng ta chiến phần khó nhất khi não bộ vẫn còn tỉnh táo và chưa quá mệt. Thêm vào đó là có thời gian quy định rõ ràng cho mỗi phần và mỗi đoạn văn khiến chúng ta không bị quá thời gian vào bất cứ câu nào.

* Chú ý những điểm dưới đây để làm bài được tốt hơn

– Đọc câu hỏi trước.

– Không cần đọc, dịch và hiểu toàn đoạn văn.

– Áp dụng triệt để kỹ năng scan.

– Loại đáp án sai chắc trước => xác định đáp án đúng trong những câu còn lại.

– Không được để đoạn văn nào, phần nào quá thời gian đã quy định => Gần hết thời gian quy định chưa có đáp án thì chọn đại và làm tiếp.

3. Ép thời gian giải đề TOEIC (75 phút giảm còn 60 phút)

Để khi thi thật có thể phân bổ thời gian một cách chính xác và khắc khe như hướng dẫn bên trên, mọi người sẽ cần một khoảng thời gian để luyện tập cho thuần thục. Ít nhất cũng phải giải tầm 5 đề.

Thời gian làm bài 75 phút, cố gắng chúng ta làm xong trong vòng 60 phút thôi, làm bài lúc nào cũng nghĩ là bị chó dí sát mông, vắt giò lên cổ. Làm nhanh nhưng không phải ẩu, làm nhanh mà chuẩn xác, đấy chính là cái mà chúng ta cần tập luyện. Phần đọc thì ép thời gian, phần nghe thì chỉnh tốc độ nghe lên nhanh hơn so với tốc độ chuẩn đó chính là những phương pháp luyện đề khắc khe nhưng cần thiết để đạt được điểm cao.

Tóm tắt lại, khi giải đề phần đọc cần thiết phải chú ý:

– Phân bổ thời gian rõ ràng cho từng phần: phần 5 & 6 – 12 phút; phần 7 – 48 phút.

– Chia mốc thời gian làm hai ở phần 7 và làm theo thứ tự ngược từ dưới lên.

– Sử dụng đồng hồ, canh đúng thời gian chi tiết, không được lố giờ.

– Dẹp điện thoại, thoát facebook, tắt tivi.

– Làm bài với tâm thức chạy đua.

4. Luôn luôn để tâm đến thời gian khi làm bài đọc TOEIC

Để thực hiện được tất cả các chiến lược quản lý thời gian trên trong bài đọc TOEIC, chắc chắn bạn cần nhận thức rõ ràng về thời gian. Nhiều bạn có thói quen dòm điện thoại, đồng hồ đeo tay để canh giờ liên tục, nhưng nên nhớ rằng bạn không được phép đem điện thoại, đồng hồ vào phòng thi đâu nhé. Cho nên tốt nhất là trong quá trình luyện thi, bạn nên chú tâm và tự rèn luyện cho mình khả năng cảm nhận được thời gian đã qua, cũng như thói quen chú ý đến đồng hồ (treo tường) để vào thi không bị bở ngỡ nhé.

Bạn cũng đừng trông chờ vào giám thị nhắc giờ nhé, họ chỉ nhắc còn 5 phút hết giờ thôi, không có nhắc còn 30 phút, 15 phút gì đâu. Lúc nghe nhắc còn 5 phút mà bài đọc còn 20 câu là xác định bế mạc cuộc chơi, chúc bạn may mắn lần sau. Vì thế nên lúc đi thi, ngoài để tâm làm bài, bạn cũng còn phải để tâm đến thời gian để làm bài hiệu quả nhất!