CÁCH ÔN LUYỆN LISTENING HIỆU QUẢ

Mình rất bất ngờ và vui vì bài chia sẻ về Reading cách đây vài ngày của mình nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các bạn. Vì nhiều bạn yêu cầu, nên hôm nay mình sẽ viết tiếp về kỹ năng Listening.

Xem thêm bài viết: 

Các bạn lưu ý giúp mình là bài viết của mình chia sẻ về CÁCH HỌC chứ không nói về MẸO để đạt điểm cao nhé vì với mình một trong những điều hay ho của bài thi IELTS là ở chỗ không có mẹo.

Với mình, Listening là kỹ năng có ít tips nhất trong 4 kỹ năng của IELTS vì cơ bản chúng ta không thể làm chủ được bài nghe, hay nói cách khác chúng ta không thể quyết định bài nào nên làm trước/làm sau như trong Reading được.

Tuy nhiên, mình xin được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình trong quá trình tiếp cận với Listening IELTS. Cũng như lần trước, đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân (personal experience) nên bạn nào thấy mình phù hợp thì có thể thử, không thì đọc để có thêm reference nha

I. QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHUNG (GENERAL LISTENING)

Mình hay nói với các bạn mà mình từng có cơ hội chia sẻ rằng để đạt điểm cao trong bài nghe thì cần các bạn phải thật sự hiểu bài nghe đó, chứ không có chuyện chọn bừa mà đúng được. Vậy nên, để rèn luyện khả năng nghe của mình nhằm chinh phục bài thi IELTS, các bạn phải là người nghe hiểu tốt trước đã.

VẬY, NÊN LÀM GÌ ĐỂ NGHE TỐT HƠN?

Một lời khuyên chân thành mà mình muốn dành cho các bạn là các bạn hãy nghe BẤT KỲ THỨ GÌ các bạn thích miễn là bài nghe được nói bởi người bản xứ. Hẳn rất nhiều bạn ở đây đã từng nghe lời khuyên rằng hãy nghe Ted đi, nghe CNN đi, nghe BBC đi, v.v… thì mới mong cải thiện khả năng nghe được, mới điểm cao IELTS được. Ít nhất là với mình, lời khuyên đó không đúng vì nếu bạn không thật sự thích những nội dung đó, thì việc luyện nghe bằng cách này chỉ làm tiêu tốn thời gian của các bạn mà không khả năng nghe thì khó mà lên được dễ dẫn đến chán nản và bỏ cuộc. Còn bạn nào thích thời sự, thì hẳn những nguồn ở trên thì chuẩn không phải bàn.

Nói về phía mình, trong quá trình ôn thi IELTS, việc luyện các kỹ năng kia khá mệt mỏi nên mình thường chọn cách luyện nghe bằng cách NGHE GIẢI TRÍ. Mình gọi là “nghe giải trí” vì mình chỉ nghe những thứ mình thích để luyện nghe mà không cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì IELTS là một con đường khá dài.

Mình thường nghe gì?
– The Ellen Show
– Little Big Shots
– Motivational clips
– Vlog (love sharing, travel, food, etc.)
– Interview những người nổi tiếng mà mình thích
– V.v…
Tuỳ theo sở thích của mỗi người mà các bạn sẽ có những kênh ưa thích khác nhau.

“Quan trọng là các bạn nghe thứ mình thích nhé, đừng nghe những thứ mà người khác khuyên bạn nên nghe. Youtube là một kho tài sản vô giá để các bạn luyện nghe đó :D” – các bạn sẽ nghe được lời khuyên này từ mình một lần nữa khi mình xuất hiện chớp nhoáng 5 giây trên show 8IELTS sắp tới hehe.

Hãy luyện nghe cách này khoảng 30 phút mỗi ngày, sau hai tháng các bạn làm một đề IELTS thử xem số câu đúng có tăng lên không nhé? *Mình không điêu đâu lol*

II. BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN LISTENING IELTS?
Trong vô số các đầu sách viết về kỹ năng Litening, mình chỉ xài đúng 2 cuốn sau đây:

1. Get Ready for IELTS LISTENING (Collins): Quyển này khá dễ (Pre-intermediate A2+) nhưng rất hay và giúp các bạn mới làm quen với các dạng câu hỏi của đề thi Listening. Quyển này huyền thoại rồi nên mình không cần nói nhiều.

2. Listenining Strategies for The IELTS Test: Sau khi xong quyển ở trên, các bạn có thể download quyển này trên mạng về làm nhé. Quyển này phân loại từng dạng câu hỏi nên mình thấy khá hiệu quả.

Các bạn nghe dần dần thôi, đừng một ngày “ngốn” hết cả cuốn nhé, không hiệu quả đầu. Vừa luyện “nghe giải trí” vừa làm hai quyển này để thấy sự tiến bộ “nhanh dần đều” nào hehe.

III. KỸ NĂNG LÀM BÀI LISTENING?

Mình có những kinh nghiệm sau khi giải đề Listening (Mình chỉ làm trong sách Cambridge quyển 5-12), nhưng tựu trung lại thì chỉ có 1 câu thôi “thời gian là vàng bạc”:

– Ở Section 1, không cần nghe câu ví dụ, dành thời gian đó để đọc tiếp những câu hỏi ở những section tiếp theo. ĐỪNG SỢ! Áp dụng cách này hiểu quả, thì khi vừa vào Section 1, các bạn đã đọc xong Section 2 rồi.
– Ở những đoạn “Pause”, đừng dò lại đáp án mình vừa điền/chọn, mà dành thời gian đó đọc tiếp các câu hỏi ở những sections tiếp theo để thật sự hiểu các câu hỏi đó. Có dò lại, các bạn cũng không thấy mình sai đâu mà sửa (?!)
– Cần nhiều thời gian để đọc hiểu câu hỏi ở Section 3. Thường Section 3 sẽ là những câu multiple choice dài lê thê, nếu không đọc hiểu những câu này thì khó mà làm đúng. Cách nghe keywords không đúng cho section 3 vì thường 4 đáp án đều được mentioned. Mình hay khuyên học viên của mình là ở Section 3 hãy để tai nghe nhiều hơn và cho mắt nghỉ ngơi một chút. Các bạn đừng dán mắt vào tờ đề và nghe tìm keywords nhé vì sẽ rất dễ bị lừa, mà nên nghe hiểu nhiều hơn.
– Đừng gạch tất cả các từ trong câu rồi cho rằng mình đã gạch chân keywords. SAI. Chỉ gạch những từ giúp mình phân biệt giữa đáp án này và đáp án khác. Nghe một phát là chọn đúng luôn.
– Những từ bạn phải điền thường KHÔNG PHẢI là những từ mới/lạ, nên nếu thấy mình điền một từ gì đó quá “bự” thì nên xem lại đáp án đó.

Mình tạm thời chỉ nghĩ được bấy nhiêu, mình sẽ nghĩ thêm và bổ sung sau nhé!

IV. SAU KHI GIẢI MỘT ĐỀ THÌ LÀM GÌ?

– Check đáp án – ghi lại số câu đúng – tính trung bình band điểm của 3-4 test thì sẽ ra band điểm gần đúng nhất với năng lực hiện tại.
– Đọc transcript và tra từ điển để xem tại sao mình sai câu đó và nghe lại cho đến khi thông suốt.
– Dù bài Listening không có quá nhiều từ mới, nhưng các bạn nên chép lại để học (học theo cách học từ vựng của Reading mà đã chia sẻ hôm trước)

V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHÁC?
– Khi luyện nghe ở nhà, cố gắng giữ môi trường xung quanh thật sự im lặng như phòng thi thật.
– Luôn dùng tai nghe, nếu được thì dung headphone luôn nhé.
– Chỉ mở đề thì nghe “Now turn to Section 1…”, phải thật strict với mình như khi đi thi thật.
– Nghe và làm bài trực tiếp trên đề, transfer đáp án sau đó (có 10 phút)
– Trong phòng thi thật, không được bỏ trống câu nào, không làm được thì chọn đại (Kể cả Reading)

Chúc các bạn học tốt và thi điểm cao,

Leave a comment