Monthly Archives: May 2017

8 cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh

8 cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh

Với 8 cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh dưới đây chắc chắn rằng sẽ giúp bạn gây thiện cảm được với nhà tuyển dụng một cách tốt nhất. Đây chính là điều giúp bạn bước 1 chân vào vị trí công việc bạn mong muốn!

Xem thêm bài viết:

1. Learn about the company, its culture, its products etc. Tìm hiểu về công ty, văn hóa, các sản phẩm của công ty…
2. Dress smartly – your appearance and how you behave can tell people a lot about you. Lựa chọn trang phục phù hợp – sự xuất hiện của bạn và cách bạn cư xử có thể nói với mọi người rất nhiều về bạn.
3. Be on time, but not too early – this always makes a good impression. Đến đúng giờ, nhưng không quá sớm – điều này luôn gây được ấn tượng tốt.
4. Smile – first impressions are so important. Hãy mỉm cười – ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng.
5. Enter the interview room confidently, develop a good rapport with the interviewer – speak clearly, sit up straight in your chair and show that you are interested. And keep smiling! Bước vào phòng phỏng vấn với phong thái tự tin, xây dựng một ấn tượng tốt với người phỏng vấn – nói rõ ràng, ngồi thẳng lưng trên ghế và cho thấy sự quan tâm với công việc. Và tiếp tục mỉm cười!
6. Ask meaningful questions – interviewers especially like it when candidates ask specific questions about what the job entails, what the goals of the company are etc. Hỏi những câu hỏi có ý nghĩa – Người phỏng vấn rất thích khi ứng viên đặt câu hỏi cụ thể về những gì công việc đòi hỏi, các mục tiêu của công ty…
7. Be friendly to everyone – always be courteous and polite to anyone you meet at the interview site. Hãy thân thiện với tất cả mọi người – luôn nhã nhặn và lịch sự với bất cứ ai bạn gặp tại địa điểm phỏng vấn.
8. Say thank you – thank the interviewers in person for taking the time to talk to you. Nói lời cảm ơn – cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn.

CÁC THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÀU SẮC

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn những thành ngữ tiếng Anh có liên quan đến màu ĐỎ mà sẽ không chỉ giúp những câu giao tiếp hàng ngày của bạn trở nên ấn tượng hơn mà còn giúp cải thiện được khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát và tự nhiên hơn nhé!

Xem thêm bài viết: 

1. Be in the red ~ be in debt: trong cảnh nợ nần
Eg: He is paid too poorly to make ends meet. Therefore, he always in the red.
( Anh ấy được trả lương quá bèo bọt để có thể trang trải cuộc sống. Do vậy, anh ấy luôn trong cảnh nợ nần)

2. (to) paint the town red (go to different bars, clubs, etc,… to enjoy yourself to to celebrate something): đi ăn mừng, đi quẩy tung nóc nhà LOL
Eg: After sailing through the university entrance exam with flying colors, we painted the town red. (Sau khi vượt qua kỳ thi đại học với điểm số cao, chúng tôi đã cùng nhau đi ăn mừng quẩy tưng bừng)

3. Be a red rag to the bull (something that is likely to make sb very angry)
Eg: Her ignorance about him was a red rag to the bull. He must have been really angry at that time.

4. (to) catch sb red-handed: bắt quả tang ai đó
Eg: Tom was caught red-handed taking money from his sister’s safe
( Tom bị bắt quả tang lấy trộm tiền từ két sắt của chị anh ta)

5. (to) give sb the red-carpet treatment: đón tiếp ai đó như thượng khách
Eg: Lan is always given the red- carpet treatment whenever she comes to her boy friend’s house

MẮC LỖI – CÁCH HỌC NHANH NHẤT ĐỂ CẢI THIỆN KIẾN THỨC IELTS

Mắc Lỗi nghe có vẻ đáng sợ. Học sinh ai chẳng sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô phạt, bố mẹ đánh? Nhưng đó chính là cách học IELTS hiệu quả nhất (thực ra là học tất cả những thứ khác)

Xem thêm bài viết:

Khi mắc lỗi sai, nó thể hiện điều gì?
Mắc Lỗi = Học Thật

Bạn đang thực sự làm bài tập và đánh giá kết quả chứ không ngồi cắm chốt ở FB hay email đợi download tài liệu, xem live stream trém gió cả ngày.

Có làm mới biết Listening, Reading sai ở những câu dạng nào nào, chưa hiểu hay không nghe được từ nào để tra cứu thêm. Phong được 9.0 Reading và Listening đều nhờ mắc và sửa vô số các lỗi sai khi làm practice test, đến lúc thi thật thì không sai nữa.

Speaking mắc lỗi sai mới biết nói chưa chuẩn ở âm nào, thiếu sót những gì, chưa trôi chảy là vì sao. Phát triển ý chưa logic, thiếu ý hay nói quá lan man?
Writing có viết thật rồi đọc lại mới biết mình sai spelling hay grammar ở đâu, ý đã logic hay chưa, đọc có trôi không hay lủng củng, phân bố thời gian hợp lý hay không.
Hà được 8.5 Writing và Speaking là nhờ tập luyện và chỉnh sửa không biết bao lỗi sai trong bài viết và đoạn thu âm tự học.

Đơn giản: Có làm mới có sai. Có sai mới biết tập trung cải thiện thêm ở đâu.

Phần lớn thời gian học hay ôn luyện là phát hiện và chỉnh sửa lỗi sai. Nếu như bạn không bao giờ mắc sai lầm, đơn giản là bạn đang chẳng làm gì cả.
Bạn download một đống tài liệu về vứt đó, xem live stream 1-2 tiếng đồng hồ của các giáo viên đẹp trai xinh gái. Thời gian đó nếu tự học, tự đánh giá kết quả thì bạn đã học được thêm bao nhiêu thứ rồi? Đừng tự lừa bản thân mình đang “học” qua những cách đó.

+ Ý trên còn đặc biệt đúng hơn cho những bạn chuẩn bị thi IELTS trong thời gian ngắn.
Bạn biết mình yếu ở đâu, lúc đó đi học thêm hay tìm người hướng dẫn mới hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất cho chính bạn.

 

Tên hay có trong bài nghe IELTS listening

Hôm nay thay đổi không khí một chút, tips hữu ích cho những bạn sắp thi ielts!!!
Bạn nào hay gặp khó khăn ở section 1 của ielts listening (đánh vần tên, email) thì học thuộc lists này. Những tên phổ biến có thể người ta không đánh vần đâu. Nên tốt nhất là cứ thuộc cho chắc ăn nhé!

Top 10 women’s names

Rank Australia United States United Kingdom
1 Charlotte Sophia Amelia
2 Ruby Emma Lily
3 Olivia Isabella Emily
4 Chloe Olivia Sophia
5 Sophie Ava Isabelle
6 Emily Emily Sophie
7 Mia Abigail Olivia
8 Amelia Mia Jessica
9 Ava Madison Chloe
10 Isabella Elizabeth Mia

Top 10 men’s names

Rank Australia United States United Kingdom
1 Jack Jacob Harry
2 William Mason Jack
3 Noah Ethan Oliver
4 Ethan Noah Charlie
5 Oliver William James
6 Thomas Liam George
7 Cooper Jayden Thomas
8 James Michael Ethan
9 Lucas Alexander Jacob
10 Lachlan Aiden William

Cách phân biệt ‘learn’ và ‘study’ trong tiếng Anh

“Learn” hàm nghĩa rộng hơn “study” rất nhiều, bao gồm việc học để có kiến thức hoặc kỹ năng thông qua tất cả phương pháp, như nghiên cứu, luyện tập, trải nghiệm… Tuy nhiên, việc nhầm lẫn giữa ‘learn’ và ‘study’ là chuyện hết sức bình thường xảy ra ở nhiều bạn. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp cho các bạn nhận biết được các dùng 2 từ đó thật chuẩn nhé!

Xem thêm bài viết:

Trong các lớp ở trường tiểu học, vị trí trang trọng nhất phía trên bảng đen thường có câu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin. Mới đầu, người ta dịch là “Learn, learn more, learn forever”, sau này thường đổi là “study, study more, study forever”. Cá nhân mình thích cách dịch đầu tiên hơn.

Cùng xem lại định nghĩa của hai từ để hiểu sự khác biệt:

– to learn: to gain knowledge or skill by studying, practicing, being taught, or experiencing something.

– to study: to read, memorize facts, attend school, etc., in order to learn about a subject.

“Learn” hàm nghĩa rộng hơn “study” rất nhiều, bao gồm việc học để có được kiến thức hoặc kỹ năng thông qua tất cả phương pháp như nghiên cứu, luyện tập, trải nghiệm… Trong khi đó, “study” mang tính hàn lâm hơn, chủ yếu liên quan tới việc đọc, nhớ, học ở trường… nhằm hiểu về một vấn đề nghiên cứu.

Điều này có nghĩa khi học để biết cách bơi, bạn “learn to swim” bởi liên quan tới một kỹ năng cần được luyện tập. Trong khi đó, nếu bạn “study swimming”, có nghĩa là đọc sách vở, xem video… để hiểu về các cách bơi. 

Do đó, bạn có thể nói “I studied but I didn’t learn anything”. Điều này có nghĩa bạn nhớ những con số và thông tin về môn học, nhưng vì lý do nào đó, bạn không học được những kiến thức và kỹ năng mới.

Học tiếng Anh là một ví dụ khác, nếu bạn nói “I am learning American pronunciation”, có nghĩa là bạn đang học cách nói chuẩn như người Mỹ. Còn nếu nói “I am studying American pronuciation”, có nghĩa là bạn đang nghiên cứu xem người Mỹ phát âm thế nào. 

Về chuyện học, Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói rất hay: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”, có thể dịch là “Learn in school, learn from the books, learn from each other and learn from the people”.

Trong khi “learn” hàm ý tương đối rộng, thì “study” hàm ý sâu hơn. Từ khi chào đời, mỗi người đã là một “learner” rồi; nhưng phải lên tới lớp 6, khi đã đọc thông viết thạo và có khả năng tư duy độc lập, bạn mới trở thành “student”.

Xem thêm bài viết:

Tips hữu ích để bạn luyện viết IELTS tốt nhất

Viết tiếng Anh luôn được đánh giá là kỹ năng khó rèn luyện và nâng trình được, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình chưa vững viết tiếng Anh để đạt điểm cao thì trước tiên bạn cần phải luyện khắc phục sai lầm bạn hay mắc phải trong bài viết, điều này sẽ hữu ích rất nhiều để bạn cải thiện điểm IELTS writing của bản thân. Vậy hãy cùng xem những lưu ý hết sức quan trọng bạn cần tránh nhé!

Task 1:

Số từ quy định của Task 1 là 150 từ, vì vậy bạn không nên viết số từ thấp hơn 150 từ và cũng không viết quá dài, quá lan man.

Là dạng bài miêu tả biểu đồ Line graph, pie chart, map, process hoặc diagram…. nên bạn hãy dùng ngữ pháp đơn giản nhưng cấu trúc câu hay cấu trúc đoạn phải chuẩn, bài viết có sự logic gắn kết. Nội dung của bài viết phải nêu được sự chuyển dịch cũng như xu hướng chuyển dịch nổi bật, có cái nhìn bao quát cho toàn biểu đồ.

Không sử dụng dữ liệu ngoài biểu đồ. Đề bài cho bạn những thông tin gì trong biểu đồ bạn chỉ miêu tả các dữ liệu đã có, không được thêm hay bớt dữ liệu từ bên ngoài hoặc tự tự dữ liệu theo cách bạn suy đoán.

Không mang ý kiến cá nhân vào bài viết. Bạn không thể từ dữ liệu có trong đề bài và viết theo kiểu như “tôi nghĩ điều này sẽ tăng hay giảm …”. tất cả những gì bạn viết chỉ là từ số liệu đã có và phân tích và viết với vai trò chung chung. Chia các đoạn trọng bài viết thành từng phần có sự liên kết chặt chẽ, logic với nhay. Hãy đảm bảo bạn trả lời tất cả những gì câu hỏi yêu cầu.

Từ vựng và cấu trúc câu trong IELTS writing phải sử dụng một cách thật chính xác. Không nên dùng những từ có ý nghĩa chung chung bởi sẽ không lột tả hết được những điều bạn cần mô tả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có sự mượt mà, tự nhiên trong bài viết này.

Task 2:

Bài thi task 2 sẽ dài hơn task 1 và bạn nên dành 40 phút để chăm chút chu nội dung của Task 2 được tốt nhất bởi Task 2 chiếm 2/3 tổng số điểm thi Writing của bạn. Số từ viết đã quy định bạn có thể được phép viết nhiều hơn nhưng không nên quá dài và đừng bao giờ viết thiếu số từ.

Đừng viết khi chưa lập dàn ý nội dung bài viết. Để tránh trường hợp bạn bị bí từ hay viết lạc đề bạn cần lập dàn ý bài viết Task 2 trước khi viết. Gạch ra ý chính bạn sẽ đưa vào bài viết, điều này giúp bạn có định hướng viết hay từ đầu.

Một bài viết Task 2 nhất định phải có Introduction trong IELTS Writing task 2, và bạn không được lặp lại câu trong câu hỏi cả về từ và cấu trúc câu. Hãy paraphrase lại câu đó nhưng vẫn đúng nghĩa.

Xưng hô mang tính chất cá nhận trong IELTS writing task 2 là điều bạn cần tránh, bởi bài thi đánh giá khả năng viết tiếng Anh của bạn về vấn đề xã hội, quan tâm về xã hội chung chung nhiều hơn là bạn viết về chính bản thân bạn. Đây là lưu ý rất quan trọng mà nhiều bạn cần tránh bởi nhiều thí sinh đi thi vẫn sử dụng chủ thể cá nhân trong bài viết.

Không đưa quá nhiều từ vựng phức tạp, cấu trúc câu khó vào bài viết. Cho dù đây là 2 yếu tố được sử dụng để tính điểm trong Writing nhưng nếu bạn cho quá nhiều sẽ làm mất đi sự tự nhiên, lưu loát của một bài viết, khiến bài viết đó trở nên khó hiểu.

Các đoạn trong bài viết phải có sự gắn kết với nhau qua từ nối, việc bạn vận dụng từ nối thích hợp cũng rất quạn trọng để tạo sự liên kết tổng thể xuyên suốt bài viết. Người đọc thấy được ý chính trong từng đoạn và nội dung các đoạn sẽ thể hiện được lý luận chặt chẽ của bạn về một chủ đề nào đó.

Xem thêm bài viết:

Với các điều bạn cần tránh khi luyện viết tiếng Anh sẽ giúp cho các bạn có thể ghi được điểm cao Writing như mong đợi nhé!

Khắc phục những sai lầm sau để nghe tiếng Anh hiệu quả

Một số bạn có tư tưởng rằng luyện nghe tiếng Anh muốn hiệu quả chỉ cần nghe nhiều, ý kiến này không phải là không đúng nhưng nếu luyện nghe mà không đúng phương pháp và khi học nghe mắc phải sai lầm thì luyện nghe chưa chắc đã thành công.

Xem thêm bài viết:

Mắc sai lầm trong khi luyện nghe tiếng Anh là điều mà nhiều bạn đang mắc phải khiến cho hiệu quả luyện nghe bạn sẽ không được như mong muốn. Điều này còn ảnh hưởng đến cả quá trình học tiếng Anh của bạn

1. Không luyện nghe tiếng Anh thường xuyên

Không nghe tiếng Anh đều đặn là sai lầm đầu tiên nhiều bạn mắc phải, các bạn có suy nghĩ chỉ cần nghe đủ nhiều là được, không cần nghe đều, hôm nay không nghe thì ngày mai sẽ nghe bù. Đây là quan niệm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hành trình luyện nghe tiếng Anh của bạn.

Muốn trí não con người ghi nhớ thêm một ngôn ngữ mới thì bạn tuỳ từng người phải dành ít nhất từ 3 – 6 tháng cho luyện nghe tiếng Anh đều đặn. Mỗi ngày hãy nghe ít nhất là 4 -5 tiếng, thời gian nghe nên chia đều trong ngày sẽ hiệu quả hơn và bạn nghe liên tiếp trong 4 -5 tiếng đó.

2. Lựa chọn bài nghe không thú vị

Lựa chọn bài nghe tiếng Anh ngay từ bước đầu sẽ rất cần thiết, bởi không thể cứ bất cứ bài nghe tiếng Anh nào bạn cũng sử dụng được. Có những bài nghe khó mang tính chất học thuật khó hiểu hoặc nội dung không được bạn cảm thấy yêu thích sẽ khiến bạn nghe mất đi sự hứng thú.

Bạn có thể bắt đầu bài nghe tiếng Anh đơn giản từ BBC learning english hay VOA learning english đều khá dễ phù hợp cho người mới nghe, hoặc trang luyện nghe tiếng Anh theo level bạn hãy download những bài nghe ngắn khoảng 3- 4 phút để nghe. Ngoài ra, bạn nghe tiếng Anh từ nhiều nguồn như báo online, phim, radio…

3. Chỉ nghe tắm ngôn ngữ

Nhiều bạn nghĩ rằng mình chỉ cần nghe tiếng Anh hằng ngày theo phương pháp “tắm ngôn ngữ” là đủ và sẽ nghe hiểu được.
Tắm ngôn ngữ không phải là phương pháp hữu hiệu và lâu dài khi luyện nghe. Bạn chỉ áp dụng phương pháp này cho giai đoạn đầu tiên làm quen với tiếng Anh sau đó bạn chuyển sang phương pháp chủ động có ý thức, nghe cố gắng hiểu.

4. Luyện nghe đọc phụ đề

Chúng ta thường không nghe được tiếng Anh vì không nghe ra được từ, nếu đọc transcript thì bạn có thể nhận diện được từ mình nghe, bởi vì não ghi nhớ nhanh khi nhìn thấy từ đó, nhưng đó lại phương pháp không hiệu quả vì bạn không chủ động nghe hiểu được.

Luyện nghe tiếng Anh bạn phải cố gắng nghe và nhận ra được từ bạn đang nghe là gì và ghi ra. Tiếp theo phân tích hiểu nội dung của từ đó, giai đoạn khó khăn hơn rất nhiều khi bạn đã có mặt chữ từ và nghe theo.

5. Luyện nghe bằng cách nghe nhạc

Nghe nhạc sẽ giúp bạn làm quen và tiếp cận tiếng Anh một cách thoải mái, tuy nhiên đây sẽ không phải cách tốt cho bạn khi luyện nghe. Bởi bài hát được hát với tiết tấu nhanh, hoặc có luyến láy sẽ khiến bạn khó nghe và khó bắt từ.

Nghe nhạc dùng để thư giãn khi những lúc bạn học tiếng Anh mệt mỏi sẽ là liệu pháp tốt nhất mà thôi.

6. Không nghe được thì không nghe nữa

Bạn từ bỏ bài nghe khi chỉ nghe được có 1, 2 lần và thấy không nghe được gì, chuyển sang bài nghe khác cũng vậy.

Bạ phải nhớ rằng với một bài nghe, bạn mới bắt đầu luyện nghe không thể chỉ với một lần đã có thể nghe được. Có người mất tới 20 lần cho 1 bài nghe là chuyện hết sức bình thường. Thời điểm này bạn khó khăn nhất, nhưng bạn không thể bỏ bài nghe khi không hiểu và sang bài nghe khác không hiểu bạn cũng lại bỏ. Thay vì đó bạn cần hết sức tập trung nghe cố gắng hiểu, cố gắng ghi được những từ bạn nghe.

Với sai lầm đã chia sẻ trong bài viết, các bạn hãy xem lại mình có sai lầm điều gì và khắc phục nhé

Một số bạn có tư tưởng rằng luyện nghe tiếng Anh muốn hiệu quả chỉ cần nghe nhiều, ý kiến này không phải là không đúng nhưng nếu luyện nghe mà không đúng phương pháp và khi học nghe mắc phải sai lầm thì luyện nghe chưa chắc đã thành công.

Mắc sai lầm trong khi luyện nghe tiếng Anh là điều mà nhiều bạn đang mắc phải khiến cho hiệu quả luyện nghe bạn sẽ không được như mong muốn. Điều này còn ảnh hưởng đến cả quá trình học tiếng Anh của bạn

1. Không luyện nghe tiếng Anh thường xuyên

Không nghe tiếng Anh đều đặn là sai lầm đầu tiên nhiều bạn mắc phải, các bạn có suy nghĩ chỉ cần nghe đủ nhiều là được, không cần nghe đều, hôm nay không nghe thì ngày mai sẽ nghe bù. Đây là quan niệm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hành trình luyện nghe tiếng Anh của bạn.

Muốn trí não con người ghi nhớ thêm một ngôn ngữ mới thì bạn tuỳ từng người phải dành ít nhất từ 3 – 6 tháng cho luyện nghe tiếng Anh đều đặn. Mỗi ngày hãy nghe ít nhất là 4 -5 tiếng, thời gian nghe nên chia đều trong ngày sẽ hiệu quả hơn và bạn nghe liên tiếp trong 4 -5 tiếng đó.

2. Lựa chọn bài nghe không thú vị

Lựa chọn bài nghe tiếng Anh ngay từ bước đầu sẽ rất cần thiết, bởi không thể cứ bất cứ bài nghe tiếng Anh nào bạn cũng sử dụng được. Có những bài nghe khó mang tính chất học thuật khó hiểu hoặc nội dung không được bạn cảm thấy yêu thích sẽ khiến bạn nghe mất đi sự hứng thú.

Bạn có thể bắt đầu bài nghe tiếng Anh đơn giản từ BBC learning english hay VOA learning english đều khá dễ phù hợp cho người mới nghe, hoặc trang luyện nghe tiếng Anh theo level bạn hãy download những bài nghe ngắn khoảng 3- 4 phút để nghe. Ngoài ra, bạn nghe tiếng Anh từ nhiều nguồn như báo online, phim, radio…

3. Chỉ nghe tắm ngôn ngữ

Nhiều bạn nghĩ rằng mình chỉ cần nghe tiếng Anh hằng ngày theo phương pháp “tắm ngôn ngữ” là đủ và sẽ nghe hiểu được.
Tắm ngôn ngữ không phải là phương pháp hữu hiệu và lâu dài khi luyện nghe. Bạn chỉ áp dụng phương pháp này cho giai đoạn đầu tiên làm quen với tiếng Anh sau đó bạn chuyển sang phương pháp chủ động có ý thức, nghe cố gắng hiểu.

4. Luyện nghe đọc phụ đề

Chúng ta thường không nghe được tiếng Anh vì không nghe ra được từ, nếu đọc transcript thì bạn có thể nhận diện được từ mình nghe, bởi vì não ghi nhớ nhanh khi nhìn thấy từ đó, nhưng đó lại phương pháp không hiệu quả vì bạn không chủ động nghe hiểu được.

Luyện nghe tiếng Anh bạn phải cố gắng nghe và nhận ra được từ bạn đang nghe là gì và ghi ra. Tiếp theo phân tích hiểu nội dung của từ đó, giai đoạn khó khăn hơn rất nhiều khi bạn đã có mặt chữ từ và nghe theo.

5. Luyện nghe bằng cách nghe nhạc

Nghe nhạc sẽ giúp bạn làm quen và tiếp cận tiếng Anh một cách thoải mái, tuy nhiên đây sẽ không phải cách tốt cho bạn khi luyện nghe. Bởi bài hát được hát với tiết tấu nhanh, hoặc có luyến láy sẽ khiến bạn khó nghe và khó bắt từ.

Nghe nhạc dùng để thư giãn khi những lúc bạn học tiếng Anh mệt mỏi sẽ là liệu pháp tốt nhất mà thôi.

6. Không nghe được thì không nghe nữa

Bạn từ bỏ bài nghe khi chỉ nghe được có 1, 2 lần và thấy không nghe được gì, chuyển sang bài nghe khác cũng vậy.

Bạ phải nhớ rằng với một bài nghe, bạn mới bắt đầu luyện nghe không thể chỉ với một lần đã có thể nghe được. Có người mất tới 20 lần cho 1 bài nghe là chuyện hết sức bình thường. Thời điểm này bạn khó khăn nhất, nhưng bạn không thể bỏ bài nghe khi không hiểu và sang bài nghe khác không hiểu bạn cũng lại bỏ. Thay vì đó bạn cần hết sức tập trung nghe cố gắng hiểu, cố gắng ghi được những từ bạn nghe.

Với sai lầm đã chia sẻ trong bài viết, các bạn hãy xem lại mình có sai lầm điều gì và khắc phục nhé

LUyện IELTS reading với các kinh nghệm sau

Bạn đang yếu kỹ năng reading, cảm thấy lo lắng cho phần thi này. Bài viết này sẽ đem đến cho các bạn những điều tốt nhất mà bạn có thể áp dụng cho quá trình ôn thi reading được tốt nhất. Cac bạn đã sẵn sàng cho bài học hôm nay chưa nhỉ.

Xem thêm bài viết:

1. Luyện đọc tiếng Anh hằng ngày

Đọc báo tiếng Anh mỗi ngày sẽ là lời khuyên đầu tiên dành cho các bạn nếu muốn cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh tốt nhất. BBC, CNN, New York Times,…Luyện đọc mỗi ngày sẽ giúp bạn đọc tiếng Anh thuần thục hơn cũng như khả năng đọc nhanh, đọc hiểu được phát triển toàn diện.

Trong quá trình hằng ngày đọc báo tiếng Anh bạn sẽ thấy lượng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp xuất hiện nhiều và bạn ghi nhớ rất ngấm dần rất lâu.

2. Luyện tập kỹ năng skimming và scanning

Với bài đọc tiếng Anh khá dài trong phần thi Reading, các bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc kỹ hết bài đọc vì như vậy sẽ mất nhiều thời gian, chính vì vậy kỹ đọc lướt, quét nhanh ý chính rất quan trọng. Muốn có được kỹ năng này nhất định các bạn phải tập luyện dần. Đặc biệt skimming và scanning sẽ rất cần thiết cho bạn đi du học phải nghiên cứu những cuốn tài liệu dày cộp và bạn phải có kỹ năng đọc tốt mới có thể tiếp thu kiến thức từ những cuốn tài liệu đó.

3. Học cặp từ đồng nghĩa

Nếu khi tìm hiểu về đề thi IELTS reading nhất định các bạn biết rằng giám khảo hay đánh lừa thí sinh bằng những câu hỏi sử dụng từ đồng nghĩa với từ trong bài đọc. Nếu bạn không có vốn từ đồng nghĩa bạn sẽ rất nhiều câu hỏi mà tìm mãi không ra keyword trong bài đọc.

4. CHắc chắn bạn biết rõ đề thi IELTS reading

Một đề thi IELTS có nhiều dạng câu hỏi khác nhau nên nhất định các bạn phải nắm vững từng dạng câu hỏi, biết được các dạng này muốn bạn trả lời câu hỏi như thế nào? Hãy luyện tập và làm thành thạo từng dạng trước khi đi thi IELTS thực sự thì bạn sẽ không bị bỡ ngỡ hay bất ngờ khi gặp một dạng đề nào đó.

5. Làm đề thi theo chiến thuật

Đối với reading thời gian không bao giờ là đủ để cho bạn làm bài thi, nên nhất định các bạn phải có chiến thuật làm đề thi, áp dụng chiến thuật vào làm đề sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi được đơn giản, nhanh chóng và rất dễ dàng. Với mỗi người nên có chiến thuật làm để của riêng mình để khi bạn áp dụng sẽ dễ và không mắc sai lầm.

6. Kiểm tra lại lỗi sai sau mỗi lần làm đề thi

Nhiều bạn nghĩ rằng luyện càng nhiều đề là cách hữu hiệu sẽ giúp bạn ghi điểm cao, vì làm nhiều bạn sẽ làm thành thạo với các dạng câu hỏi, tuy nhiên nếu sau mỗi đề thi bạn sẽ chỉ điểm 6 – 7 thì dù bạn có làm nhiều đi chăng nữa cũng sẽ không cải thiện điểm hiệu quả.

Điều quan trọng là sau mỗi lần làm đề bạn cần phải rút ra cho mình kinh nghiệm và những lỗi sai bạn mắc phải khi làm đề bạn cần phân tích ra mình sai ở đâu và tại sao lại sai. Có như vậy thì bạn sẽ không mắc lại lỗi như vậy nữa trong các đề thi tiếp theo. Tin chắc cứ làm như vậy chỉ sau 10 đề bạn sẽ thấy mình khác hơn so với việc bạn làm 20 đề.

7. Luôn đọc kỹ hướng dẫn trả lời đề thi

Luyện tập cả kỹ năng “luôn đọc kỹ trước khi sử dụng”. Các câu hỏi trong reading và listening thường có thêm phần hướng dẫn trả lời, bạn phải đảm bảo đã đọc kỹ và hiểu phần hướng dẫn đó thì bạn trả lời câu hỏi hợp lệ.

Mong rằng những kinh nghiệm luyện thi IELTS reading mình chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn để ôn reading thật tốt nhé!.

Các giai đoạn luyện IELTS để bạn đạt điểm cao

Mất gốc tiếng Anh và không biết bắt đầu học IELTS như thế nào? và bạn đang muốn tìm cho mình lộ trình học tiếng Anh một cách hiệu quả, bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn 3 giai đoạn nhất định bạn phải trải qua khi học IELTS nhé!

Xem thêm bài viết:

Bây giờ sẽ là lộ trình luyện thi IELTS hoàn toàn cho người mất gốc các bạn có thể tham khảo nhé!

Giai đoạn 1: Sơ khai

Nếu bạn đang mất gốc đoạn thứ nhất các bạn phải làm là học kiến thức nền tảng. 3 Kiến thức nền tảng các bạn cần phải học gồm phát âm, tự vựng, ngữ pháp.

Phát âm: Học phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh ngay từ giai đoạn đầu từ 44 phiên âm cơ bản, âm ghép sẽ giúp bạn khi học nghe và học nói tiếng Anh cũng sẽ chuẩn. Khi học phát âm bạn cần nhớ và biết cách phân biệt chính xác từng âm cơ bản.

Học từ vựng: Bạn không cần phải học quá nhiều từ vựng nhưng những từ vựng kiến thức nền tảng bạn cần có như từ vựng về chủ đề gia đình, bạn bè, giáo dục, thể thao, du lịch…

Ngữ pháp: Ngữ pháp được ví như bộ xương kết nối các bộ phận cơ thể con người, nên ngữ pháp nhất định các bạn phải nắm vững. Hãy bắt đầu học với những kiến thức ngữ pháp nền tảng quan trọng như: các thì trong tiếng Anh, câu bị động chủ động, câu điều kiện… Hãy bắt đầu từ những kiến thức căn bản, dễ trước tiên để giúp bạn tiếp xúc và làm quen với tiếng Anh, đừng quá nóng vội học nhiều ngữ pháp khó sẽ khiến bạn khó hiểu.

Giai đoạn 2: Học IELTS

Bây giờ sẽ là giai đoạn luyện thi IELTS thực sự của bạn.

Bước 1: Nghiên cứu về IELTS, IELTS là gì, cấu trúc đề thi, thang điểm IELTS, yếu tố tính điểm trong IELTS… đây là những điều nhất định bạn phải biết để định hướng học IELTS đúng.

Bước 2: Nâng cao kiến thức

Listening: Nghe là kỹ năng khó cải thiện nhất, nhưng lại quyết định đến các kỹ năng khác. Nếu như bạn không nghe tiếng Anh được bạn sẽ không thể nói tiếng Anh. Vì vậy, bạn cần phải có cho mình một phương pháp nghe tiếng Anh hiệu quả.

Với luyện nghe tiếng Anh phương pháp luôn là vô cùng quan trọng thời gian đầu để làm quen với luyện nghe bạn có thể áp dụng phương pháp “đắm ngôn ngữ” nhưng sau đó phải chủ động luyện nghe tiếng Anh, chủ động nghe hiểu nội dung sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe.

Speaking: Luyện nói tiếng Anh muốn giỏi thì chỉ có cách là bạn hãy nói tiếng Anh thật nhiều, hãy luyện tập nói chuyện với bạn bè hay chủ động tìm kiếm người nước ngoài qua mạng xã hội để nói chuyện tiếng Anh. Dần dần bạn hình thành thói quen tư duy, phản xạ tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Reading: Cải thiện kỹ năng reading không có cách gì nhanh bằng chính việc bạn phải luyện đọc hằng ngày, tiếng ANh hằng ngày bạn đọc có thể là bài báo, câu chuyện, cuốn tiểu thuyết… hay bạn chọn seris truyện hay chủ đề bạn yêu thích và đọc chắc chắn rằng sau cuốn sách tiếng Anh bạn sẽ có trình độ đọc tiếng Anh tốt và đặc việt vốn từ vựng và ngữ pháp trong cuốn sách đó bạn sẽ ghi nhớ và học thuộc rất lâu.

Writing: Luyện viết tiếng Anh có lẽ là kỹ năng yếu nhất của người Việt, tuy nhiên nếu bạn học tập và rèn luyện một cách có quy củ thì bạn sẽ chinh phục điểm writing cao như mong muốn. Đối với kỹ năng này mình khuyên các bạn nên học với một thầy cô nào đó sẽ tốt hơn, để được định hướng cách viết phù hợp cho IELTS. KHi luyệ viết bắt đầu bạn chọn bài chủ đề đơn giản của chính bản thân bạn yêu thích sẽ là tốt nhất và không nhàm chán.

4 kỹ năng reading, listening, speaking, writing muốn được phát triển tốt bạn cần biết cách học và bổ trợ lẫn nhau. Đừng cố tình học tách riêng từng kỹ năng. Khi học đừng có ý định tách riêng học các kỹ năng, bạn phải biết kết hợp học bổ trợ cả 4 kỹ năng với nhau sẽ giúp bạn học và cải thiện kiến thức tốt nhất.

Giai đoạn: Luyện cấp tốc

Cuối cùng là giai đoạn bạn cần phải đẩy nhanh kiến thức học của mình và rèn luyện kiến thức qua chính làm các bộ đề thi IELTS, bạn phải bắt đầu học cách chuyển từ việc “đi phân tích tiếng Anh của người khác” sang thử thách khả năng “tự tạo ra tiếng Anh cho riêng mình”. Bạn sẽ Điều đó có nghĩa là bạn phải bắt đầu học cách chuyển từ việc “đi phân tích tiếng Anh của người khác” sang thử thách khả năng “tự tạo ra tiếng Anh cho riêng mình”.

Các sử dụng cấu trúc BOTH…AND trong tiếng Anh

cấu trúc BOTH…AND là một cấu trúc tiếng Anh các bạn cũng sẽ dễ gặp trong tiếng Anh hằng ngày. Để biết cách áp dụng tốt nhất cho cấu trúc này, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng cấu trúc both…and một cách hiệu quả nhé!.

Xem thêm bài viết:

– Cấu trúc này tương đương với “not only…but also…” (không những…mà còn…)

– Dấu “…” đó có thể là tính từ (adjective) hoặc danh từ (noun)

* BOTH adjective AND adjective
Ex: She is both beautiful and kind
(Cô ấy vừa xinh đẹp vừa tốt bụng)

I’m both sad and happy at the same time
(Tôi vừa buồn mà vừa hạnh phúc)

They are both weathy and costive
(Bọn họ vừa giàu vừa keo kiệt)

*BOTH noun AND noun
Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc này với danh từ đếm được số ít (singular nouns)

Ex: I can speak both English and French
(Tôi có thể nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp)

My uncle has both a girl and a boy
(Chú của tôi có một đứa con gái và một đứa con trai)

Sandra is both a singer and an actress
(Sandra vừa làm ca sĩ vừa làm diễn viên)

Chúng ta cũng có thể sử dụng cấu trúc này với danh từ đếm được số nhiều (plural nouns)
Ex: I can speak both languages
(Tôi có thể nói cả hai ngôn ngữ)

You have both that T-shirts, don’t you?
(Bạn có cả hai cái áo sơ mi đó, phải không?)