Monthly Archives: April 2015

LUYỆN NGHE PHẦN SHORT TALK TRONG BÀI THI TOEIC

Bài thi Toeic ngày càng phổ biến đối với sinh viên và người đi làm Việt Nam, vậy làm sao để đạt điểm cao trong bài thi, nhất là phần thi Nghe,

Toeic Listening bao gồm 4 phần, nhưng phần gây cho chúng ta đau đầu nhất đó chính là phần 4, phần cuối của bài nghe. Phần cuối này các bạn sẽ nghe những đoạn Độc Thoại ( short talk) và trả lời 3 câu hỏi phía bên dưới, Ngày hộm nay cùng mình tìm hiểu chiến lược làm phần 4 này, để đạt được số điểm cao nhất trong bài thi TOEIC nhé. 🙂

I.Các loại câu hỏi thường gặp

1) Hỏi về cái gì?Trong 3 câu hỏi của mỗi bài nói ngắn thì có 1 câu hỏi là về nội dung chính và 2 câu còn lại là về nội dung chi tiết. Để tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi và các đáp án cho sẵn, bạn nên ghi nhớ từng loại câu hỏi thường gặp.

2) Hỏi như thế nào? Câu hỏi có khi về suy luận (inference), có khi tập trung vào tính chính xáccủa thông tin được đề cập trong bài. Nếu câu hỏi là về suy luận thì những cách diễn đạt khác (paraphrasing) thường được sử dụng; nếu câu hỏi nghiêng về tínhchính xác của thông tin thì từ hay câu đã được trình bày trong bài nói sẽ được giữnguyên trong đáp án.- Anh văn Toeic

 

II. Nội dung thường gặp

Có 7 nhóm nội dung thường được dùng trong Part 4, và mỗi nhóm sẽ có những dạng câu hỏi đặc trưng riêng.

– Announcement (hướng dẫn, thông báo)

– Advertisement (quảng cámReport (báo cáo, tường thuật)

– Recorded message (tin nhắn ghi âm)

– Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay 1 trên máy bay)

– Broadcast (chương trình phát thanh 1 truyền hình)

– Talk (diễn thuyết, tọa đàm)

Các chiến lược chinh phục nhanh Part 4

– Chiến lược 1: Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn

Bạn nên đọc nước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lỗi và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để xem trước câu hỏi.

Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thí sinh nghe rất tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai.Ví dụ: Who is the speaker addressing?

cach_tu_hoc_tieng_anh_hieu_qua_nhat_391

Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.

Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.

– Chiến lược 2: Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết

Thứ tự của câu hỏi không giống với thứ tự của nội dung được nói đến trong bài. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật nhanh để xem phần đang nghe tương ứng với câu hỏi nào.- tài liệu luyện thi Toeic

Chính những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn. Trong rất nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi lại được dùng trong bài nói. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người ta dùng từ và cách diễn đạt khác nhưng có cùng ý nghĩa với những gì được trình bày trong bài nói- Học Toeic ở đâu tốt

– Chiến lược 3: Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ bạn nghe được nhất

Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên, xu hướng này không đúng trong mọi trường hợp, do đó bạn nên hết sức cẩn thận.

– Chiến lược 4: Cách chinh phục từng dạng bàiNghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiềm .v:v. Bạn nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp ánĐa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của bài nói

 

* CHIẾN THUẬT:

Hãy làm bài thi bằng thực lực của bản thân.

Tương tự như các Part khác của phần listenning,ở Part 4 ,nếu không có thực lực,bạn sẽ không thể đạt được kết quả tốt.Bạn phải biết cách tổng hợp và phát huy năng lực tích lũy từ Part 1 đến Part 3 vào Part 4 và chỉ có luyện tập chăm chỉ là con đường đúng để bạn có thể làm phân thi này với hiệu quả cao nhất.Hầu như không có bẫy.-

Khác với Part 3,Part 4 hầu như không có bẫy với thí sinh.Nếu lựa chọn trả lời có từ vựng hoặc cách diễn đạt tương tự với nội dung của bài nghe thi gần như chắc chắn rằng đó là lựa chọn trả lời đúng.

Đa số câu ở Part 4 đều dài,vì vậy,trong thời gian rảnh bạn nên xem đài CNN hoặc xem phim Mỹ không có phụ đề để làm quen với câu văn dài nhằm nâng cao khả năng nghe hiểu của bản thân.

chúc các bạn đạt điểm cao trong bài thi Toeic nhé!

Bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ em

tiếng anh cho trẻ em lớp 1

bí quyết để học giao tiếp tiếng Anh thành công

Tiếng Anh giao tiếp được phân chia làm ba phần cơ bản, trong đó: 7% là từ vựng và ngữ pháp, 38% là cảm xúc tại thời điểm nói, 55% là ngôn ngữ cơ thể.

Sai lầm lớn nhất của các bạn học tiếng Anh giao tiếp đó là quá chú trọng vào 7%, mà quên mất 93% còn lại dẫn đến việc học nhiều mà vẫn không thể giao tiếp tốt. Oxford English UK Vietnam xin đưa ra một số chỉ dẫn cơ bản, giúp bạn giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, để hỗ trợ cho công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tiếng Anh giao tiếp không thể bỏ qua đọc và viết

Nói đến giao tiếp, chúng ta không chỉ nhắc đến việc gặp mặt đối thoại trực tiếp. Tiếng Anh giao tiếp bao gồm cả việc trao đổi qua điện thoại, thư từ, điện tín… những thứ gắn liền với cuộc sống hàng ngày cần phải liên hệ với nhau. Vì vậy khi học tiếng Anh giao tiếp, chúng ta không thể quên được hai kỹ năng đọc và viết.

Bạn là một nhà kinh doanh, thường xuyên phải giao dịch với đối tác. Bạn phải có kĩ năng đọc tốt để xử lý khối lượng thông tin từ các đơn đặt hàng, hợp đồng, thắc mắc,… từ phía khách hàng. Hơn nữa khi đọc tốt, bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích được thế giới chia sẻ qua những bài viết, sách vở, các trang web, trang báo,… chứ không chỉ qua lời nói.

Tiếng Anh giao tiếp cũng không thể thiếu kĩ năng viết để truyền tải thông điệp của mình đến mọi người. Không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội gặp mặt người nước ngoài, mà phần nhiều bạn nhận và chia sẻ thông tin qua email, các trang mạng xã hội…

Vì vậy để giao tiếp hiệu quả bạn cần tập trung rèn luyện và nâng cao tất cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.

Mục đích của giao tiếp chính là giúp hai bên hiểu nhau

Giao tiếp là giúp hai bên hiểu nhau chứ không phải là bạn chỉ thực hành nghe nói tiếng Anh. Vì vậy, bạn cần tìm cách hiểu và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả chứ không phải chú trọng vào việc mình sử dụng tiếng Anh có đúng hay không. Bạn có thể sử dụng bất kì hình thức nào, kể cả ngôn ngữ cơ thể, để giúp đối tác hiểu bạn.

Sử dụng những câu đơn giản

Lời nói của bạn chẳng có ý nghĩa gì nếu người nghe không hiểu nó. Thế nên, thay vì sử dụng những câu nói dài dòng, ngữ pháp phức tạp, bạn hãy sử dụng những câu ngắn, đơn giản nhưng truyền tải ý nghĩa đầy đủ, rõ ràng. Trong mỗi tình huống giao tiếp, bạn chỉ cần nắm vững một số lượng câu nhất định thì đã có thể giao tiếp. Bạn hãy nhớ rằng, giao tiếp chú trọng sự đơn giản và thông dụng.

tải xuống

Học giao tiếp từ nhiều nguồn khác nhau

Cách nhanh nhất để tăng khả năng giao tiếp chính là tìm một môi trường mà ở đó bạn có thể nói chuyện thật nhiều với người nước ngoài (mà tốt nhất là với người bản ngữ). Một lớp học tiếng Anh do giáo viên bản ngữ hướng dẫn, cũng là một môi trường tốt giúp bạn rèn luyện. Hãy thực hành thật nhiều với các thành viên trong lớp, giáo viên sẽ là người hướng dẫn bạn có phương pháp học tập đúng. Vì vậy có thể nói lớp học chính là một môi trường tốt nhất giúp bạn hình thành tư duy và phản xạ nhanh, đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong học tiếng Anh giao tiếp.

Ngoài ra, bạn cũng nên ví dụ nhọc giao tiếp từ nhiều nguồn khác như tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, chat với bạn bè qua các trang mạng xã hội, viết thư thường xuyên cho một người bạn nước ngoài, nghe nhạc, xem phim, nghe các bản tin tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp. Những chương trình tiếng Anh trên mạng hay tivi với nhiều tình huống giao tiếp cũng là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Còn có rất nhiều cách giúp bạn giao tiếp tiếng Anh tốt. Bạn có thể vận dụng những chỉ dẫn phía trên để phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc viết, chú trọng đến việc hiểu và truyền đạt thông điệp trong giao tiếp, sử dụng những câu đơn giản, học giao tiếp từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, giao tiếp nói chung và giao tiếp tiếng Anh cần nhất là sự chủ động, luôn luôn chủ động, học hỏi, thực hành nhất định bạn sẽ tiến xa trên con đường học tập cũng như cuộc sống.

LÀM SAO ĐỂ HỌC GIAO TIẾP MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ NHẤT?

Hãy chủ động đến những nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống hoặc đi du lịch để làm quen và giao tiếp tiếng Anh với họ. Sau khi có cơ hội nói chuyện bạn hãy làm tiếp các hướng dẫn dưới đây:

1. Thư giãn và luôn mỉm cười: Đừng cố phải nói những gì quá khó và đừng quá lo nghĩ xem mình phải nói gì tiếp theo. Trước tiên, hãy cứ lắng nghe.

2. Cố gắng ghi nhớ tên của người nước ngoài và hỏi họ xem mình phát âm tên của họ đã chuẩn chưa. Hãy cố gắng tìm cách ghi nhớ ví dụ: bạn liên tưởng tên người ấy với một người nổi tiếng nào đó hoặc bạn đề nghị họ đánh vần tên họ để nhớ.

3. Bạn nên hỏi người bản xứ về một ngày hay một tuần của họ trôi qua thế nào?

Ví dụ:
“Did anything exciting happen today/this week?”
“How was your weekend?”
Then, describe something memorable or funny about your day or week.

4. Bàn luận về những thứ xung quanh bạn có trên đường phố, về lũ trẻ đang chơi đùa ở gần đó, hoặc các chủ đề mang tính tích cực.- khóa học tiếng Anh giao tiếp

Ví dụ:
“I can’t believe how many buses stop here. Is it always like this?”
“I can’t believe how many students live around here.”
“There sure are a lot of dogs here. Do you have a pet?”

cach_tu_hoc_tieng_anh_hieu_qua_nhat_391

5. Bàn luận về du lịch: Bạn hãy nói bạn đến từ đâu và hỏi xem họ đã từng đến đấy chưa?

Ví dụ:
“Where have you travelled?”
“Where would you like to travel?”
“Have you ever been to…?” anh văn giao tiếp cơ bản
“You should go to …”

6. Đề nghị họ cho vài lời khuyên về việc học tiếng Anh giao tiếp:

Ví dụ:
“Where is a good place to eat/have a coffee?”
“I like to watch English movies. Can you recommend a good one?”

7. Hỏi về sở thích của họ và đồng thời chia sẻ sở thích của mình với họ.

Ví dụ:
“What do you get up to in your spare time?”
“Do you play any sports?”

8. Hỏi về việc học tiếng Anh giao tiếp

Ví dụ:
“Can I ask you a question about English? I often hear people at the coffee shop say ‘double double’. What does that mean?”
“You said you were ‘crazy busy’ this week. What exactly does that mean?”

9.Khi câu chuyện kết thúc bạn có thể chào họ bằng các câu như:

Thanks for chatting, Jen.” hoặc “It was great to meet you Ben.”

DẠNG CÂU HỎI WH-QUESTION TRONG BÀI THI TOEIC

Wh- Question là một trong những loại câu hỏi thường hay gặp nhất trong phần 2 (Questions and Respones) của bài thi Toeic. Ngày hôm nay cùng mình ôn lại những kiến thức cơ bản về loại câu hỏi này để đạt điểm cao trong bài thi Toeic nhé.

Wh- Question là loại câu hỏi có từ hỏi bắt đầu bằng các từ when, why, what, who, which, how ….

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng anh

  1. Nếu chưa có trợ động từ thì phải mượn trợ động từ: do / does / did
  2. Nếu trợ động từ sẵn có (am / is / are / can / will / shall / could / would) thì đảo chúng ra trước chủ ngữ, không mượn do / does / did nữa.- tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu

Một số từ để hỏi trong tiếng anh

  1. When? Khi nào (thời gian)
  2. Where? Ở đâu (nơi chốn)
  3. Who? Ai (con người – chủ ngữ)
  4. Why? Tại sao (lý do)
  5. What? Cái gì / gì (vật, ý kiến, hành động)
  6. Which? Cái nào (sự chọn lựa)
  7. Whose? Của ai (sự sở hữu)
  8. Whom? Ai (người – tân ngữ)
  9. How? Như thế nào (cách thức)
  10. How far? Bao xa (khoảng cách)
  11. How long? Bao lâu (khoảng thời gian)
  12. How often? Bao lâu một lần (sự thường xuyên)
  13. How many? Bao nhiêu (số lượng – danh từ đếm được)
  14. How much? Bao nhiêu (giá cả, số lượng – danh từ không đếm được)
  15. How old? Bao nhiêu tuổi

cùng tham khảo thêm:

Thi thử Toeic online

luyện thi Toeic ở đâu

ôn thi Toeic

Các ví dụ về câu hỏi Wh

  • I met my uncle yesterday.
  • → Whom did you meet yesterday?
  • Peter gives me this gift.
  • → Who gives you this gift?
  • Our train is arriving in the evening.
  • → When is your train arriving?
  • I had a cup of coffee and a slice of bread for breakfast.
  • → What did you have for breakfast?
  • Peter didn’t come to the party because he was ill.
  • → Why didn’t Peter come to the party?
  • It’s Jane’s car.
  • → Whose car is it?

Về mặt ngữ pháp, các câu hỏi dùng với từ để hỏi được sử dụng phụ thuộc vào thông tin được hỏi là “chủ ngữ” hoặc “vị ngữ” của một câu. Đối với dạng thông tin cần hỏi là thông tin thuộc chủ ngữ của câu, các bạn chỉ cần đơn giản thay thế người hoặc vật được hỏi vào vị trí từ để hỏi wh-word.

(Someone has my baseball.) Who has my baseball?
(Ai đó đang giữ quả bóng chày của tôi) Ai có quả bóng của tôi?
(Something is bothering you.) What is bothering you?
(Cái gì đó đang làm phiền bạn) Cái gì đang làm phiền bạn?

Đối với thông tin cần tìm nằm ở vị ngữ của câu, việc hình thành câu hỏi với từ để hỏi phụ thuộc vào liệu có một “trợ động từ” trong câu ban đầu hay không. Trợ đồng từ hay “động từ phụ trợ” là các động từ đứng trước động từ chính. Các trợ động từ được in nghiêng và in đậm trong các câu dưới đây.

I can do it.
Tôi có thể làm được điều đó.

They are leaving.
Họ đang bỏ đi.

I have eaten my lunch.
Tôi đã ăn trưa rồi.

I should have finished my homework.
Đáng lẽ tôi nên hoàn thiện bài tập về nhà.
Để tạo câu hỏi sử dụng theo hình thức thông tin cần tìm nằm ở vị ngữ của câu, trước hết tạo ra một câu hỏi dạng yes/no question bằng cách đảo chủ ngữ và trợ động từ trong câu. Sau đó, thêm từ để hỏi wh-word vào đầu câu.

EX:
You will leave some time
=>will you leave
=>When will you leave?
Ở câu trên, will là trợ động từ được đảo lên trước chủ ngữ you, sau đó thêm WHEN để tạo thành câu hỏi, tương tự, ta có hai câu sau:


Nếu trong câu không có trợ động từ và động từ chính là động từ “be”, để tạo ra câu hỏi chúng ta chỉ cần đổi chỗ giữa chủ ngữ của câu và động từ “be” sau đó thêm từ để hỏi phù hợp vào đầu câu.

Câu khẳng định: He is someone.
chuyển theo dạng yes/no question : is he
dạng câu hỏi ới từ để hỏi: Who is he?

Ở câu trên, He là chủ ngữ và động từ chính của câu là động từ “be” đã được chia với ngôi thứ ba số ít “is”. Để tạo câu hỏi với trường hợp này, đảo vị trí của chủ ngữ “He” và động từ “is”, sau đó thêm từ để hỏi (trong trường hợp này chúng ta thêm Who vào đầu câu).

Nếu trong câu trần thuật (câu khẳng định) không có trợ động từ và động từ chính của câu không phải là động từ “be”, chúng ta thêm trợ động từ do trước chủ ngữ của câu. Sau đó chúng ta thêm từ để hỏi phù hợp ở đầu câu để tạo thành một câu hỏi. Nhớ rằng việc thêm trợ động từ “do” phải phù hợp với ngôi và số của chủ ngữ. Ví dụ, khi chủ ngữ là ngôi thứ ba, số ít, trợ động từ “do” phải chuyển thành “does”.

Câu khẳng định: You want something.
Chuyển theo dạng yes/no question: do you want
Dạng câu hỏi với từ để hỏi: What do you want?

Ở câu trên, chúng ta không thấy trong câu khẳng định “You want something” có trợ động từ. Vì thế, khi chuyển sang câu hỏi, chúng ta phải thêm trợ động từ “do” vào trước chủ ngữ “you” của câu. Sau đó chúng ta hỏi thông tin về tân ngữ “something” bằng cách thêm từ để hỏi “What” vào đầu câu. Kết quả là chúng ta có một câu hỏi: “What do you want?”

Bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ em

tiếng anh cho trẻ em lớp 1

Cách sử dụng Giới từ – Prepositions of time ( in, on, at, etc)

Khi học Tiếng Anh, giới từ là một bộ phận lời nói giới thiệu một giới ngữ – giới từ được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa những điều được đề cập đến – Thông thường chúng có liên hệ mật thiết đến nghĩa của các chữ POSITION, LOCATION, DIRECTION (vị trí, nơi chốn, phương hướng) Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

 

Featured image

Prepositions of time: at, in, on, etc.
Giới từ at được sử dụng khi nói đến một điểm thời gian chính xác

Ex: The morning session begins at 8.30 and ends at noon.
At that time I was still a student.

at cũng được sử dụng trước tên gọi của giờ ăn hoặc từ chỉ ngày lễ chung chung

Ex: I’ll see you at breakfast.
What does your family do at Christmas? (NOT at Christmas Day)

và khi chúng ta nói về tuổi tác của một ai đó ở một thời điểm cụ thể nào đó

Ex:Both my parents left school at 16.
At your age, I was already married and had a baby.

Giới từ in được sử dụng khi nói đến một chuỗi thời gian

Ex:We usually listen to music in the evening.
They did all the repairs in one day.

Chú ý in the night (‘during a specific night’) khác với at night (‘during any night’).

in cũng được sử dụng trước các tháng, các mùa hoặc năm

Ex: Summer time begins in March.
It’s very dry here in summer.
Dickens died in 1870.

, và trước các cụm từ để nhận biết về thế kỷ và các chuỗi thời gian lịch sử

Ex: The house was built in the 19th century.
Jazz first became popular in the 1920s.

Chúng ta cũng sử dụng in để chỉ một chuỗi thời gian trước khi việc gì đó xảy ra hoặc hoàn thành

Ex: I’ll be back in an hour.
They said they’d finish the work in two or three days.

Giới từ on được sử dụng để chỉ một ngày cụ thể, hoặc một phần của ngày ấy, và ngày tháng

Ex: I’ll see you on Sunday.
The meeting is on Monday morning.
The exam is on May 30th.

Đối với những cách dùng không trang trọng, nhất là trong Tiếng Anh kiểu Mỹ, người ta thường lược bỏ giới từ on: I’ll see you Sunday.

Chúng ta cũng sử dụng on với những ngày hoặc những thời điểm đặc biệt nào đó

Bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ em

tiếng anh cho trẻ em lớp 1

Ex: I’ll be there on your birthday.
What do you do on Christmas Day? (NOT on Christmas)

Các giới từ at, in hoặc on thường không được sử dụng trước cụm từ chỉ thời gian bắt đầu bằng each, every, last, next.

Ex: We had meetings every day last week.
I’m leaving next Friday, (NOT on next Friday)

Chúng ta có thể sử dụng from và to đểchỉ điểm thời gian bắt đầu và kết thúc của một sự vật, sự việc nào đó

Ex: The class meets from 2.30 to 4.30.
We lived in Athens from 1998 to 2002.

past (‘later than’) cũng được sử dụng khi nói đến một điểm thời gian nào đó

Ex: What time is it? ~ It’s past eight o’clock. Actually, it’s already twenty past eight.

Chúc các bạn học tốt!

Đề thi TOEIC.

Thi thử TOEIC

CÁCH SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)

Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi YES-NO, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt.
Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.

Tài liệu luyện thi TOEIC

Luyện thi TOEIC online
Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:
– Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
– Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định
* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:
– Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
* Thí dụ:
– YOU ARE AFRAID, AREN’T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)
– YOU DIDN’T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?)
* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
1. Hiện tại đơn với TO BE:
– HE IS HANDSOME, ISN’T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?
– YOU ARE WORRIED, AREN’T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không?
– Đặc biệt với I AM…, câu hỏi đuôi phải là AREN’T I:
+ I AM RIGHT, AREN’T I?
– Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.
+ I AM NOT GUILTY, AM I?
2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với động từ thường nếu cần)
– THEY LIKE ME, DON’T THEY?
– SHE LOVES YOU, DOESN’T SHE?
3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứđơn với TO BE: WAS hoặc WERE:
– YOU LIED TO ME, DIDN’T YOU?
– HE DIDN’T COME HERE, DID HE?
– HE WAS FRIENDLY, WASN’T HE?
4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS
– THEY HAVE LEFT, HAVEN’T THEY?
– THE RAIN HAS STOPPED, HASN’T IT?
5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:
– HE HADN’T MET YOU BEFORE, HAD HE?
6. Thì tương lai đơn:
– IT WILL RAIN, WON’T IT?
– YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON’T SHE?
* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)
– Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
– Thí dụ:
+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN’T SHE?
** HAD BETTER:
– HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
– Thí dụ:
+ HE’D BETTER STAY, HADN’T HE?
** WOULD RATHER:
– WOULD RATHER thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
– Thí dụ:
+ YOU’D RATHER GO, WOULDN’T YOU?

Chúc các bạn học tốt!

bé học tiếng anh

tiếng anh cho trẻ em

Cách phân biệt “Will” và “Be going to” — “Nonetheless” và “Nevertheless”

Trong Tiếng anh có những cặp từ có ý nghĩa giống hoặc gần giống nhau mà chúng ta thường khó phân biệt khi nào nên dùng từ nào. Điều này khiến chúng ta khó khăn khi sử dụng, ví dụ:

* Phân biệt will và going to:

*** Will và be going to đều được dùng để diễn tả hành động hoặc quyết định trong tương lai, nhưng:
+ Will được dùng khi chúng ta quyết định sẽ làm một việc gì đó ngay lúc đang nói (ý định không được dự định trước)
Ex: There’s a supermarket over there. I’ll buy food at it.
+ Be going to được dùng khi chúng ta đã quyết định hoặc dự định sẽ làm một việc gì đó (ý định đã được dự định, sắp xếp từ trước)
Ex: I’m going out. I’m going to post this letter.

*** Will và be going to đều được dùng để dự đoán tương lai, nhưng:
+ Will được dùng khi chúng ta đưa ra lời dự đoán dựa vào quan điểm hoặc kinh nghiệm
Ex: One day people will travel to Mars
+ Be going to được dùng khi chúng ta đưa ra lời dự đoán dựa vào tình huống hiện tại
Ex: There isn’t a cloud in the sky. It’s going to be a lovely day.

*** Will: nói lên kế hoạch trong tương lai nhưng không chắc chắn sẽ thực hiện
VD: I will meet my grandparents nextweek ( Có thể trong tuần sau do 1 lí do nào đó nên sẽ khôngg gặp ông bà đc)
Nhưng
Be going to: kế hoạch trong tương lai nhưng chắc chắn sẽ thực hiện
VD: I bought the ticket, and nextweek, I am going to meet my grandparents in Paris ( đã mua vé rồi nên sẽ chắc chắn gặp ông bà)

***Will
– Có thể sẽ xảy ra nhưng không chắc.
– Diễn tả Một lời hứa đột xuất ,không có chuẩn bị trước
Be + Going to
– Chắc chắn xảy ra, nói rõ hơn là Will
– Một sự việc đã có chuẩn bị trước

-> Học tiếng Anh giao tiếp Online.

->Luyện thi TOEIC cấp tốc

Featured image

*Phân biệt Nonetheless và Nevertheless

Nonetheless tạo ấn tượng về sự hữu hình, trong khi Nevertheless tạo ấn tượng về mặt thời gian. Nonetheless nghe có vẻ khá gần với Anyways.
– Các thuật ngữ nonethelessnevertheless có cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, cách dùng hai từ này thì rất khác nhau dựa trên cảm nghĩ của mỗi người.

– Khi nhìn vào đặc trưng của hai thuật ngữ này thì nonetheless tạo ấn tượng về sự hữu hình, trong khi nevertheless tạo ấn tượng về mặt thời gian.

– Nonetheless nghe có vẻ khá gần với anyways.

Ví dụ:

I can’t accept the ride, but thank you nonetheless.

Tôi không cần quá giang đâu, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn.

– Thực tế, nonethelessnevertheless ít được dùng trong giao tiếp hàng ngày. Cả hai từ này phần lớn được thay thế bằng từ “However“.

– Một sự khác biệt nữa giữa hai từ này là nevertheless được dùng với thể chủ động, còn nonetheless được dùng với thể bị động

Chúc các bạn học tốt!

Bạn muốn học Anh van giao tiếp tốt? click tại đây.

bé học tiếng anh

tiếng anh cho trẻ em